Trồng răng cấm cố định như thế nào? Đâu là giải pháp tốt nhất?
Bởi những biến chứng nguy hiểm nên hầu hết các ca mất răng cấm hay nhổ răng cấm đều được bác sĩ khuyến cáo nên trồng răng cấm cố định để duy trì chức năng ăn nhai cũng như bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
Răng cấm là răng hàm số 6, số 7, là chiếc răng quan trọng nhất trên cung với chức năng chính là nghiền nát thức ăn và nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt. Do đó, khi răng cấm bị sâu hay bị hư hỏng làm mất răng sớm thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết tình trạng mất răng cấm và các phương pháp trồng răng cấm cố định khắc phục biến chứng mất răng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mất răng cấm gây ra những ảnh hưởng gì?
Như đã nói ở trên thì răng cấm có nhiều chức năng quan trọng đối với toàn hàm, chính vì vậy khi mất răng cấm và không trồng răng giả thay thế thì sẽ gây ra nhiều bệnh lý về răng rất nguy hiểm. Cụ thể:
- Lực nhai suy giảm đáng kể từ khi mất răng cấm, khi đó bạn sẽ phải đổi bên nhai và vị trí của răng mất ngày càng mòn nhiều hơn.
- Khi răng ăn nhai chính là răng cấm bị mất đi thì thức ăn chưa được nghiền nát đã trực tiếp đi xuống dạ dày, lúc này hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh dạ dày.
- Các răng có xu hướng đổ nghiêng về khoảng trống mất răng, làm xô lệch hàm, thậm chí làm làm lệch khớp cắn làm khuôn mặt bị biến dạng.
- Sau một thời gian mất răng nhưng không trồng lại thì bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt, xương hàm sẽ dần bị tiêu biến làm da bị chảy xệ, lão hóa trước tuổi.
Bởi những biến chứng trên nên hầu hết các ca mất răng cấm hay nhổ răng cấm đều được bác sĩ khuyến cáo nên trồng răng cố định để duy trì chức năng ăn nhai cũng như bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Cùng với đó, các trường hợp mất răng khác cũng nên được phục hình càng sớm càng tốt, trồng răng cửa cải thiện thẩm mỹ để bạn luôn tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
2. Các phương pháp trồng răng cấm cố định hiện nay
2.1 Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dải răng sứ gồm ít nhất 2 mão răng gắn cố định với nhau. Một chiếc răng sứ được thay thế có răng bị mất mà chiếc còn lại gắn trực tiếp trên răng thật kế cận. Chiếc răng này yêu cầu phải được mài cùi với tỷ lệ không vượt quá 2mm để đảm bảo độ bám khít của mão răng sứ.
Thực hiện phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và tỉ mỉ để tránh xảy ra tình trạng mài răng quá nhiều làm ảnh hưởng đến chiếc răng kế cận răng mất và làm tăng nguy cơ mất thêm răng.
2.3 Trồng răng cấm cố định Implant
Trồng răng cấm cố định bằng Implant là kỹ thuật khá phức tạp, quá trình thực hiện cần đảm bảo quy trình chặt sẽ và tiệt trùng 100%. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép trụ Implant vào trong xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất. Sau một khoảng thời gian khi trụ răng đã tích hợp với xương hàm thì sẽ đến bước gắn mão răng sứ cố định lên trên.
Đối với những trường hợp đã bị tiêu xương hàm hay xoang hở thì sẽ trước khi trồng răng cấm cố định sẽ phải tiến hành ghép xương nhân tạo và nâng xoang để khắc phục. Như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả và an toàn khi trồng răng giả phục hình răng.
Xem thêm: Trồng răng nanh bao nhiêu tiền?
3. Giải pháp trồng răng cấm cố định nào là tốt nhất?
Mỗi phương pháp trồng răng cấm cố định sẽ có những đặc điểm riêng biệt liên quan đến kỹ thuật, đối tượng áp dụng và tính hiệu quả sau phục hình. Để có thể đánh giá được trồng răng cấm cố định nào tốt nhất thì bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
CẦU RĂNG SỨ | TRỒNG RĂNG IMPLANT | |
Chỉ định trường hợp | Mất một răng hoặc nhiều răng liền kề | Mất một răng, nhiều răng, thậm chí cả hàm |
Yêu cầu | Hai răng bên cạnh phải khỏe mạnh để làm trụ răng sứ | Xương hàm phải ổn định, trong trường hợp xương đã bị tiêu biến thì cần tiến hành ghép xương răng. |
Thực hiện | Mài cùi 2 răng bên cạnh, xâm lấn men răng. | Độc lập với các răng bên cạnh, không tác động đến men răng |
Khả năng phục hình | Tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên khả năng ăn nhai bị hạn chế. | Răng sứ có tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai được đảm bảo. |
Tuổi thọ sử dụng | Giao động từ 10 – 15 năm | Tuổi thọ của Implant có thể hơn 25 năm, có trường hợp sử dụng cả đời. |
Bảo tồn xương hàm | Sử dụng cầu răng sứ trong thời gian dài không tránh được hiện tượng tiêu xương hàm, làm tụt nướu, biến dạng khuôn mặt. | Implant cấy trực tiếp vào xương hàm nên kích thích xương không bị tiêu biến, không làm thay đổi cấu trúc xương hàm. |
Chi phí | Chi phí trồng răng giả cố định với cầu răng sứ thấp hơn Implant | Chi phí cao |
Dựa trên bảng so sánh với các tiêu chí cụ thể như trên thì chắc hẳn các bạn đã phần nào quyết định được nên lựa chọn phương pháp trồng răng cấm cố định nào rồi chứ. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn nữa về 2 phương pháp trên thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa