NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trồng răng nanh loại nào tốt? Giá 1 chiếc răng bao nhiêu tiền?

Trồng răng nanh loại nào tốt? Giá 1 chiếc răng bao nhiêu tiền?

Các phương pháp trồng răng nanh hiện nay bao gồm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết ba phương pháp này để biết trồng răng nanh loại nào tốt và mức giá của từng loại nhé!

Trồng răng nanh loại nào tốt? Giá 1 chiếc răng bao nhiêu tiền?

Trồng răng nanh loại nào tốt? Giá 1 chiếc răng bao nhiêu tiền?

1. Răng nanh là răng nào?

Một hàm răng hoàn chỉnh của cong người gồm 32 chiếc răng, trong đó có 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm và 4 răng khôn có thể mọc hoặc không ở độ tuổi trưởng thành. Răng nanh nằm ở vị trí sát răng cửa nên có ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Bên cạnh đó, răng nanh cũng có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, giúp cắn xé thức ăn một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, không giống như răng cửa và răng hàm thường đi đôi với nhau như 2 răng cửa, 2 răng hàm thì răng nanh chỉ đứng đơn lẻ giữa răng hàm và răng cửa. Do đó, khi chiếc răng nanh này gặp vấn đề thì hoàn toàn không có răng nào thay thế được chức năng của nó. Nên nếu răng nanh bị mất hoặc phải nhổ bỏ mà bạn không trồng răng nanh thì sẽ là “tai họa” với nhiều hậu quả khôn lường.

Răng nanh có chức năng ăn nhai quan trọng

Răng nanh có chức năng ăn nhai quan trọng

2. Hậu quả do mất răng nanh gây ra

Suy giảm chức năng ăn nhai

Răng nanh có nhiệm vụ chủ lực là cắn và xé thức ăn, răng nanh có độ cứng chắc cao và có thể xé nhỏ cả các thức ăn dai và cứng. Nhưng nếu răng nanh mất đi, thì lực cắn xé sẽ bị suy giảm và đẩy sang cho các răng cửa. Răng cửa hoạt động càng nhiều và càng mạnh thì càng có nguy cơ bị suy yếu và thậm chí là gãy rụng.

Tác động xấu đến hệ tiêu hóa

Khi lực ăn nhai bị suy giảm, thức ăn không được xé nhỏ và nghiền nát khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn. Lâu dần sẽ gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột.

Phát âm khó khăn

Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước mà nhóm răng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm. Do đó, nếu thiếu đi răng nanh thì bạn sẽ rất khó để phát âm chuẩn xác, đặc biệt là các âm gió như “th”, “ph”, “s”,…

Tiêu xương hàm

Khi lực ăn nhai hoàn toàn biến mất trên xương hàm tại vị trí mất răng cũng đồng nghĩa với việc xương hàm không còn tăng trưởng mà dần suy giảm về thể tích, mật độ, kích thước. Khi xương hàm dần bị tiêu biến thì sẽ dẫn đến hiện tượng tụt lợi, tụt nướu ở các răng kế cận. 

Lão hóa sớm

Sau khi bị tiêu xương hàm thì vùng da ở vị trí tương ứng cũng bị nhăn lại khiến khuôn mặt già đi rất nhiều.

Lệch khớp cắn

Khi xương hàm đã bị trũng xuống thì các răng còn lại sẽ bị xô lệch về vị trí mất răng làm lệch khớp cắn. Răng nanh đối diện ở hàm còn lại cũng có chiều hướng trồi lên trên làm các răng mất cân bằng.

Mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm

Mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm

3. Trồng răng nanh loại nào tốt nhất?

Thực tế thì có 3 phương pháp trồng răng là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn luận đến 2 phương pháp phổ biến và thích hợp nhất với răng nanh là cầu răng sứ và trồng răng Implant.

3.1 Trồng răng nanh bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp trồng răng nanh tức thì bởi nó chỉ cần từ 2 – 3 ngày là hoàn tất quá trình trồng răng. Bác sĩ sẽ sử dụng một dãy răng sứ để gắn lên trên 2 răng kế cận răng bị mất. Hai chiếc răng này cần phải được mài cùi răng với tỷ lệ nhỏ hơn 2mm sao cho sát khít với mão răng sứ bên trên.

Dãy răng sứ này sẽ gồm nhiều mão răng liền kề nhau, gắn cố định trên hai trụ răng (cùi răng thật) bằng keo dán sứ chuyên dụng, đảm bảo độ bền chặt lâu dài.

Mặc dù phương pháp này được khách hàng lựa chọn khá nhiều nhưng lại không phải là phương pháp tối ưu nhất. Cầu răng sứ chỉ có thể phục hình được bề mặt của răng chứ không có chân răng, nên sau một thời gian sử dụng thì cầu răng sẽ có xu hướng lệch ra khỏi hàm. Hơn nữa, phương pháp này không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương mà chỉ làm giảm tốc độ tiêu xương mà thôi.

Dưới đây là các đối tượng được chỉ định làm cầu răng sứ để phục hình răng:

  • Các răng còn lại trên cung hàm phải khỏe mạnh.
  • Đối tượng muốn trồng răng trong thời gian ngắn.
  • Đối tượng có sức khỏe cơ thể không tốt, không thể thực hiện trồng răng Implant.
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng tức thì

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng tức thì

3.2 Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện khi bị mất răng. Trồng răng nanh số 3, trồng răng số 4 hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm cũng nên ưu tiên kỹ thuật cấy Implant.  Bởi nó có khả năng phục hình được cả chân răng nên đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ vững chắc tuyệt đối.

Kỹ thuật cấy ghép Implant sẽ được tiến hành trên xương hàm của người bệnh, bác sĩ sẽ gắn trụ Implant vào xương hàm để thay thế chân răng bị mất. Sau một thời gian, trụ Implant sẽ tích hợp với xương hàm và bạn sẽ được gắn mão răng sứ để phục hình cho thân răng. Lúc này, bạn sẽ có một chiếc răng hoàn chỉnh tương tự như một chiếc răng thật.

Trụ Implant được làm hoàn toàn từ Titanium nguyên chất nên có độ an toàn cao cùng khả năng tích hợp nhanh chóng với xương hàm. Tuy nhiên thời gian tích hợp xương là bao lâu thì còn phụ thuộc vào sức khỏe từng người và loại trụ Implant mà bạn lựa chọn.

Xem thêm: 

Nhổ răng số 6 bao lâu thì trồng lại được

Trồng răng hàm số 6 giá bao nhiêu

Trồng răng Implant phục hình được cả chân răng tương tự như răng thật

Trồng răng Implant phục hình được cả chân răng tương tự như răng thật

Đặc điểm nổi bật hơn cả của phương pháp Implant đó là hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng tiêu xương và những hậu quả do mất răng gây ra.

Tuy nhiên để có thể tiến hành trồng răng Implant an toàn thì người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Người trên 18 tuổi và đã có xương hàm phát triển ổn định và vững chắc.
  • Người phải có xương hàm khỏe mạnh hoặc đã thực hiện cấy ghép xương hàm đạt chuẩn về kích thước, mật độ và thể tích.
  • Người có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường.
  • Không sử dụng các chất kích thích hoặc gây nghiện ít nhất là trong 1 tháng trước khi trồng răng.

4. Trồng răng nanh giá bao nhiêu tiền?

Cấy Implant giá bao nhiêu tiền sẽ khác nhau giữa các dòng trụ và mão răng sứ mà bạn lựa chọn. Dưới đây là bảng giá trồng răng Implant và cầu răng sứ chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

CẤY GHÉP IMPLANT ĐƠN VỊ MỨC GIÁ (ĐỒNG)
Trụ Hàn Quốc (bao gồm răng) 1 trụ 16.000.000
Trụ SIC (Đức) (bao gồm răng) 1 trụ 29.000.000
Trụ Straumann BLX (Thụy Sĩ) (bao gồm răng) 1 trụ 59.000.000

Để được tư vấn chi tiết về từng phương pháp trồng răng cũng như các loại trụ Implant và cầu răng sứ thì bạn hãy đến Nha khoa Trẻ để thăm khám và tư vấn miễn phí. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố của một địa chỉ trồng răng uy tín về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ sẽ giúp bạn an tâm thực hiện và đạt kết quả đáng mong đợi.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
  • Website: https://nhakhoatre.com/
Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website