NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trẻ em thay răng khi nào? Răng sữa có thể thay răng mấy lần?

Trẻ em thay răng khi nào? Trẻ em thay răng mấy lần? Trẻ em thay bao nhiêu răng? Là vấn đề mà hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm. Và tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây:

Trẻ em thay răng khi nào? Trẻ em thay răng mấy lần? Trẻ em thay bao nhiêu răng? Là vấn đề mà hầu hết các bậc phụ huynh đều quan tâm. Và tất cả sẽ được Nha khoa Trẻ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trẻ em thay răng mấy lần?

1. Trẻ em thay răng khi nào? Trẻ em thay răng mấy lần?

Ở mỗi người sẽ chỉ có 2 hệ răng là răng sữa và răng vĩnh viễn. Hệ răng mọc lên đầu tiên của con người là răng sữa và mọc vào khoảng 6 tháng tuổi. Đến khoảng 3 tuổi là hàm răng sữa của trẻ đã hoàn thiện 20 chiếc răng răng bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ và 8 răng hàm lớn.

Đến giai đoạn thay răng, tức là thời điểm trẻ khoảng 6 tuổi thì răng sữa bắt đầu rụng và răng vĩnh viễn mọc lên. Răng vĩnh viễn sẽ mọc tương xứng với răng sữa đã rụng cho đến khi hoàn tất hàm răng vĩnh viễn là 12 tuổi với 28 chiếc răng vĩnh viễn, trong đó có răng số 6, số 7 là chỉ mọc một lầ duy nhất. Đây là giai đoạn thay răng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời mỗi con người. Chính vì vậy, răng vĩnh viễn là hệ răng cuối cùng của con người và nếu được chăm sóc tốt thì nó có thể tồn tại đến cuối đời.

Ngoài ra, đến độ tuổi trưởng thành khoảng 17 – 25 tuổi con người có thể sẽ mọc thêm 1, 2, 3 hoặc 4 chiếc răng khôn (răng số 8). Đây là những chiếc răng mọc muộn và mang lại nhiều “phiền toái” cho con người nên thường được bác sĩ khuyến cáo nên nhổ răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hai hệ răng của con người là răng sữa và răng vĩnh viễn

2. Quá trình thay răng diễn ra như thế nào?

Như đã nói, quá trình thay răng sẽ bắt đầu vào thời điểm trẻ được 6 tuổi, tuy nhiên có thể trẻ thay răng sớm hoặc muộn hơn do cơ địa và điều kiện chăm sóc. Cụ thể có bé 4 tuổi đã thay răng nhưng cũng có bé đến 7, 8 tuổi, thậm chí là 9 tuổi mới bắt đầu thay răng. Điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đối với sức khỏe răng miệng của trẻ và hầu hết quá trình thay răng sẽ hoàn tất chậm nhất là khi bé được 14 tuổi.

Thông thường thứ tự thay răng sữa của bé cũng giống khi bé mọc răng sữa, nghĩa là chiếc răng nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Nhờ đó mà mẹ có thể đoán trước được thứ tự thay răng của bé.

Mẹ có thể tham khảo quá trình mọc răng và thay răng chi tiết dưới đây của bé:

Lịch mọc răng và thay răng của bé

3. Một số lưu ý trong quá trình thay răng

  • Không tự ý nhổ răng tại nhà cho bé bằng bất kỳ phương pháp nào như nhổ răng bằng chỉ, nhổ răng bằng tay. Bởi việc nhổ răng như vậy có thể gây chảy máu nhiều, nếu không đảm bảo sạch khuẩn còn khiến ổ răng bị viêm, nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu trẻ có hiện tượng răng mọc lẫy, mọc lệch lạc, khoảng cách giữa các răng quá lớn hoặc vị trí răng mọc bất thường thì mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được bác sĩ điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng thường ngày của trẻ.
  • Nhắc nhở trẻ vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày và có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để diệt khuẩn hiệu quả.
  • Lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương đến nướu lợi và chọn kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Ngăn chặn những thói quen xấu là nguyên nhân khiến răng lệch lạc, khấp khểnh như: Mút tay, đẩy lưỡi vào vị trí răng vĩnh viễn mới nhú lên, cắn đầu móng tay,…

Xem thêm: 

Làm thế nào để răng bé mọc đều?

Trẻ em thay bao nhiêu răng và ở độ tuổi nào?

Trẻ mút tay lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, lệch lạc

Như vậy, các bậc phụ huynh cần theo sát bé trong suốt quá trình thay răng để đảm bảo răng vĩnh viễn của bé mọc lên đúng vị trí, các răng được sắp xếp ngay ngắn trên cung hàm. Nhờ đó, mà sức khỏe răng miệng của bé được đảm bảo, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng và tránh được tình trạng lệch khớp cắn do răng.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.