NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng: Có phải là dấu hiệu BẤT THƯỜNG?

Trẻ hơn 7 tháng chưa mọc răng không đáng lo ngại, nguyên nhân có thể do di truyền, sinh non, thiếu dinh dưỡng, mầm răng chưa được kích thích.

Thời gian mọc răng sữa sẽ diễn biến khác nhau ở từng trẻ, nhưng thông thường sẽ những chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu mọc khi bé được 6 tháng tuổi. Vậy nếu trẻ 7 tháng chưa mọc răng thì sao? Nó có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để có câu trả lời chính xác nhé!

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có phải là dấu hiệu bất thường

1. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa khi nào? 

Thời gian mọc răng sữa ở trẻ sẽ có sự khác nhau tương đối nhưng thông thường sẽ kéo dài trong khoảng từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến 30 tháng. Để ba mẹ nắm bắt được rõ ràng thông tin về thời gian mọc răng của trẻ, xin mời theo dõi bảng dưới đây.

Vị trí răng

Thời gian mọc (tháng tuổi)

2 răng cửa giữa hàm dưới

6-9 

2 răng cửa giữa hàm trên

8-12 

2 răng cửa bên hàm trên

7-10 

2 răng cửa bên hàm dưới

16

2 chiếc răng cối hàm trên

13-19 

2 chiếc răng cối hàm dưới

14-18 

2 chiếc răng nanh sữa hàm trên

16-18

2 chiếc răng nanh sữa hàm dưới

17-22 

2 chiếc răng hàm sữa hàm dưới

20

2 chiếc răng hàm sữa hàm trên

30

2. Bé 7 tháng chưa mọc răng có sao không? 

Thực tế, trẻ mấy tháng tuổi mọc răng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, chế độ chăm sóc răng miệng,… Có trường hợp trẻ 3-4 tháng tuổi đã mọc răng nhưng cũng có trẻ 8 tháng chưa mọc răng, thậm chí là ở tháng thứ 9, thứ 10. Do đó, nếu trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng cũng không hẳn là quá muộn, không phải là dấu hiệu bất thường nên bố mẹ không nên quá lo lắng.

Khi bé mọc răng chậm hơn những trẻ khác, nhưng vẫn phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần thì hoàn toàn không đánh lo ngại. Đây là trường hợp chậm mọc răng do sinh lý và không gây ảnh hưởng gì đến trẻ. Nhưng nếu trẻ 7 tháng chưa mọc răng kèm theo các triệu chứng như chậm tăng cân, chiều cao không tăng, lười ăn, còi xương,… thì mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Trẻ mọc răng muộn có triệu chứng còi xương thì cần thăm khám bác sĩ

3. Nguyên nhân khiến trẻ 7 tháng tuổi chậm mọc răng 

Nếu trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng hay chậm mọc răng thì có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.

2.1 Do di truyền

Khi xét về yếu tố di truyền thì vấn đề chậm mọc răng đã có ngay từ các thế hệ trước ở bố mẹ và ông bà. Do đó, trẻ sinh ra cũng sẽ gặp tình trạng tương tự và điều này là hoàn toàn bình thường.

2.2 Do sinh non

Ở những trẻ sinh non, nhẹ cân thường sẽ mọc răng chậm hơn so với những trẻ nhỏ sinh đủ tháng và khỏe mạnh.

Trẻ sinh non thường mọc răng chậm hơn bình thường

2.3 Mầm răng không được kích thích

Nếu bố mẹ cho bé ăn dặm muộn, không có lực kích thích ăn nhai lên mầm răng bên dưới nướu cũng sẽ có hiện tượng trẻ 7 tháng chưa mọc răng, tức là mọc răng muộn hơn bình thường.

2.4 Do chế độ sinh dưỡng:

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có thể do cơ thể thiếu đi các dưỡng chất, thành phần quan trọng cấu thành nên xương và răng. Tiêu biểu là canxi, vitamin D hay các dưỡng chất khác khiến trẻ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng và răng sữa chậm mọc.

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ 7 tháng chưa mọc răng ?

Nếu mẹ đang lo lắng không biết mình nên làm gì vào thời điểm này, hãy tham khảo ngay 3 lưu ý dưới đây từ Nha khoa Trẻ.

3.1 Đáp ứng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Như Nha khoa Trẻ đã đề cập, việc thiếu đi các dưỡng chất quan trọng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ 7 tháng chưa mọc răng. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ qua một số cách dưới đây.

  • Bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng cho trẻ qua việc thêm thịt, hải sản, rau củ,… trong bữa ăn dặm.
  • Vitamin D và canxi là 2 yếu tố quan trọng liên quan đến việc mọc răng của trẻ. Canxi có thể bổ sung qua sữa mẹ, các thực phẩm giàu canxi còn vitamin D có thể được tổng hợp qua thức ăn hay hấp thụ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
  • Sử dụng thực phẩm chế biến đồ ăn dặm đảm bảo nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Tránh việc dư thừa khoáng chất, sử dụng với khối lượng phù hợp đặc biệt là photpho vì nếu dư thừa sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi.
  • Mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất vì trong khoảng thời gian này vẫn đang cho bé bú.
  • Kết hợp bổ sung các khoáng chất cần thiết như kẽm, lysine, vitamin B1,… qua đường ăn uống và thực phẩm chức năng.

Xem thêm: 

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?

Bé hơn 1 tuổi chưa mọc răng

Nên cho bé phơi nắng để hấp thụ Vitamin D tốt hơn

3.2 Tập cho bé ăn dặm

Trên thực tế, bé nên được tập ăn dặm kể từ khi 6 tháng tuổi. Hoạt động nhai nghiền sẽ góp phần kích thích răng nhanh mọc hơn. Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn với bột ngọt từ yến mạch, trái cây rồi sau đó mới dần chuyển qua bột mặn. 

Đặc biệt, việc chế biến đồ ăn dặm cho trẻ cũng cần được quan tâm. Ba mẹ cần chia thành các bữa nhỏ, không cho ăn bữa chính với các loại thức ăn khó tiêu hay quá thiếu dưỡng chất. Ngoài ra việc bổ sung thêm dinh dưỡng như đã nêu trên cũng giúp trẻ phát triển ổn định và nhanh chóng.

3.3 Giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Phụ huynh vì lo lắng trẻ 7 tháng chưa mọc răng mà quên mất vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng. Cha mẹ có thể sử dụng gạc hay khăn mềm thấm nước muối để lau nhẹ nhàng phần nướu cho trẻ. Nếu không biết cách thực hiện cho đúng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

4. Khi nào cần đưa bé đi khám? 

Trong trường hợp việc trẻ 7 tháng chưa mọc răng và kéo dài đến 12 tháng kèm theo các biểu hiện bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang, chỉ định các xét nghiệm cần thiết và đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho từng tình trạng của trẻ.

Như vậy, trẻ 7 tháng chưa mọc răng có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Do đó, nếu mẹ thấy bé chậm mọc răng thì nên hỏi ý kiến chuyên gia, thăm khám nha khoa trẻ em để biết chính xác tình trạng cụ thể của bé để có cách xử lý kịp thời.

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.