
Thông thường, trẻ ở tháng 6 đã bắt đầu nhú lên những chiếc răng đầu tiên trên cung hàm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ mọc răng chậm vào tháng thứ 7, 8, thậm chí là 9 tháng tuổi. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng liệu bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Mẹ nên làm gì khi trẻ mọc răng muộn? Tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết nhé!



Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
1. Quá trình mọc răng của trẻ
Quá trình mọc răng ở trẻ bắt đầu ở giai đoạn 6 tháng tuổi và sẽ mọc lần lượt cho đến khoảng 3 tuổi thì hoàn thiện hàm răng sữa. Bộ răng đầu đời của trẻ sẽ có 20 chiếc răng bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng cối chia đều cho hàm trên và hàm dưới.
Trong khoảng 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng sữa. Khi bé được 13 – 19 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên đối với hàm trên. Cũng trong giai đoạn 14 – 18 tháng tuổi bé sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới. Chiếc răng hàm thứ 2 của bé sẽ mọc vào khoảng 25 – 33 tháng tuổi đối với hàm trên và hàm dưới là 23 – 31 tháng tuổi.
Những chiếc răng sữa này sẽ tồn tại cùng với quá trình phát triển của trẻ cho đến năm 6 tuổi, chúng hỗ trợ quá trình ăn nhai cũng như phát âm ở trẻ. Sau đó, răng sữa sẽ dần rụng đi và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.



Trẻ thường bắt đầu mọc răng vào 6 tháng tuổi
2. Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Thời điểm mọc răng ở trên không hoàn toàn đúng với tất cả các bé, có bé mọc răng sớm cũng có bé mọc răng muộn hơn. Một số bé mọc răng sớm ngay khi được 3-4 tháng tuổi và cũng có bé 9 tháng, thậm chí là bé 1 tuổi chưa mọc răng. Trường hợp bé 9 tháng chưa mọc chiếc răng nào được coi là mọc răng muộn.
Chuyện mọc răng sớm hay muộn ở mỗi trẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể do việc bổ sung canxi trong quá trình mang thai của mẹ có đủ hay không. Cũng có thể xuất phát từ việc hấp thụ dưỡng chất hàng ngày của bé, hay việc cho bé tập nhai thức ăn thô để kích thích nướu răng. Một số trường hợp khác bé 9 tháng chưa mọc răng do yếu tố di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình.
Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng việc trẻ chậm mọc răng có sao không. Mà khi đó bố mẹ hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con và nên đưa bé đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân khiến răng bé mọc chậm cũng như có phương án khắc phục sớm.



Trẻ mọc răng chậm do thiếu canxi khi mang thai
3. Bé mọc răng muộn mẹ cần làm gì?
Mẹ cần bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng bằng các thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Đồng thời thường xuyên cho bé tắm nắng để tổng hợp vitamin D giúp quá trình hấp thu canxi tốt hơn.
Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có sự thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng. Khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi thì sữa mẹ sẽ không đủ để thỏa mãn cơ thể của bé. Lúc này chính thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Ban đầu để cho trẻ tập quen với việc này thì mẹ có thể thử cho bé một bữa ăn dặm, sau khi đã quen dần thì chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày.
Các bữa ăn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ, đặc biệt là canxi để thúc đẩy quá trình mọc răng. Trong thời gian đó mẹ vẫn nên duy trì cho bé đến khi 12 tháng tuổi vì sữa mẹ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ.



Nên cho bé ăn dặm đúng thời điểm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Như vậy, chúng ta đã biết được bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không cũng như cách xử lý tình trạng mọc răng muộn ở trẻ. Hy vọng những thông tin quan trọng này sẽ giúp mẹ có thể chăm sóc tốt nhất cho bé giúp bé sớm mọc răng. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được tư vấn chi tiết. Liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.