NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Những tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant

Tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant là yếu tố tiên quyết giúp bác sĩ quyết định có nên phục hình răng đã mất cho người bệnh hay không. Vậy xương hàm như thế nào mới có thể thực hiện cấy ghép Implant? Người bị tiêu xương hàm được chỉ định làm gì để đạt tiêu chuẩn trồng răng Implant? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Trẻ để tìm câu trả lời nhé!

Tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant

1. Tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant

Để biết xương hàm có đạt tiêu chuẩn khi cấy ghép Implant hay không, các bác sĩ cần đánh giá qua 2 tiêu chí là số lượng xương và chất lượng xương.

1.1. Tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant về số lượng xương

Xương hàm tại vị trí mất răng phải dài và rộng hơn hoặc bằng so với trụ Implant nhỏ nhất thì mới được xem là đạt tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất vật liệu nha khoa và trụ Implant. Do đó mà mỗi loại trụ đều có kích thước khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Trong đó, đường kính nhỏ nhất của trụ Implant là 3.0mm và chiều dài tối thiểu phải là 6.0mm.

Một số trường hợp sau khi mất răng lâu ngày, xương hàm của bệnh nhân bị tiêu biến nhiều nên ngắn hơn chiều dài tối thiểu của Implant. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ghép xương để xương hàm đạt tiêu chuẩn về số lượng xương và sự chắc chắn, ổn định trước khi thực hiện trồng răng Implant.

Để xác định chính xác chỉ số này, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá dựa trên hình ảnh từ máy chụp phim 3D ConeBeam. Từ đó quan sát tỷ lệ xương hàm và sử dụng phần mềm phân tích tại chỗ để kết luận bệnh nhân có đạt tiêu chuẩn xương hàm để cấy ghép Implant hay không và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Xương hàm mỏng có trồng răng được không

Máy chụp phim 3D ConeBeam giúp bác sĩ xác định chính xác số lượng xương hàm

1.2. Tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant về chất lượng xương

Để đánh giá tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant về chất lượng xương, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số trong y khoa dùng để đánh giá mật độ và độ cứng, chắc của xương. Trong đó, chỉ số HU của ngà răng là 1000 HU và chỉ số này được chia thành 4 cấp độ như sau:

Cấp độ

Chỉ số HU

Tình trạng xương

D1

>1250 HU

Xương đặc

D2

850 – 1250 HU

Xương tốt

D3

350 – 850 HU

Xương tốt

D4

150 – 350 HU

Xương loãng

Dựa vào bảng trên, có thể thấy bệnh nhân có chỉ số xương ở mức độ D2 và D3 sẽ đạt tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant. Bác sĩ sẽ thực hiện trồng răng Implant luôn và không cần điều chỉnh lại mức độ xương hàm.

Nếu như người bệnh có chỉ số xương thuộc nhóm D1, D4 thì vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bác sĩ cần ghép xương để gia tăng mật độ xương, tạo tính vững chắc, ổn định để giữ trụ Implant đối với bệnh nhân có mật độ xương ở cấp độ D4. Bởi những người này dó mật độ xương loãng, xốp nên trụ Implant không đứng vững được.

Còn đối với bệnh nhân có chất lượng xương ở cấp độ D1, do xương đặc nên có ít mạch máu nuôi dưỡng, vết thương sẽ lâu lành và quá trình tích hợp giữa trụ Implant với xương hàm sẽ kéo dài hơn so với bình thường.

2. Tiêu xương hàm nghiêm trọng có cấy ghép Implant được không?

Bị tiêu xương có trồng răng được không? Về lý thuyết, những bệnh nhân mất răng lâu răng, xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng sẽ không đạt tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant. Bởi khi này xương hàm không đủ dày, chắc nên không có khả năng nâng đỡ trụ Implant. Ca điều trị phục hình răng có nguy cơ thất bại cao, trụ Implant dễ bị đào thải sau một thời gian sử dụng.

Người bị tiêu xương hàm cần ghép xương, nâng xoang hàm trước khi cấy ghép Implant

Nhưng công nghệ nha khoa ngày càng phát triển vượt bậc. Do đó bệnh nhân bị tiêu xương hàm nghiêm trọng vẫn có thể thực hiện cấy ghép Implant được. Tuy nhiên trước đó bệnh nhân cần phải phẫu thuật ghép xương hoặc nâng xoang để đạt tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant. (Tìm hiểu: Nâng xoang là gì?)

Có 2 hình thức ghép xương hàm phổ biến sau:

  • Ghép xương tự thân: Đây là kỹ thuật ghép xương dùng một phần xương chậu, xương cằm hay xương góc hàm của bệnh nhân để cấy ghép vào xương hàm. Kỹ thuật này có tỷ lệ thành công cao bởi là xương tự thân nên dễ dàng tích hợp và không bị đào thải.
  • Ghép xương nhân tạo: Xương nhân tạo có nguồn gốc từ san hô biển nên rất lành tính với cơ thể. Nó đóng vai trò tạo một khoảng trống để kích thích xương hàm phát triển. Mỗi tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm khoảng 1mm, đến khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant thì sẽ thực hiện phẫu thuật.

Trồng răng Implant và cấy ghép xương là các kỹ thuật khó, tác động trực tiếp lên xương hàm nên bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín, trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và đội ngũ gây mê hỗ trợ để thực hiện phục hình răng.

Nha Khoa Trẻ tự hào là địa chỉ nha khoa hàng đầu giúp bạn điều trị, phục hình răng đã mất hiệu quả, an toàn, cải thiện chức năng ăn nhai đến 99%. Có đầy đủ các yếu tố đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Chúng tôi cam kết có kế hoạch điều trị chính xác, rõ ràng, toàn diện cho khách hàng, giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả tuyệt đối.

Cấy ghép Implant chuẩn xác, an toàn tại Nha khoa Trẻ

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant. Để biết thêm về giải pháp phục hình răng này, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Trẻ để được đặt lịch thăm khám và điều trị nhé!

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube