Nội dung chính

Cảnh báo 5 nguyên nhân tái phát sau niềng răng và cách xử lý

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 08/03/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Một số trường hợp không tuân thủ đúng quy tắc trong quá trình chỉnh nha dẫn đến tình trạng tái phát sau niềng răng, các răng "chạy" về vị trí cũ.

Một ca niềng răng thành công không chỉ dừng ở kết quả tháo niềng mà phải duy trì được vĩnh viễn sau chỉnh nha. Một hàm răng thẳng đều và chuẩn khớp cắn lâu dài sẽ mang đến thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai toàn diện cho người niềng.

Tuy nhiên, một số trường hợp không tuân thủ đúng quy tắc trong quá trình chỉnh nha dẫn đến tình trạng tái phát sau niềng răng. Các răng “chạy” lại vị trí cũ, thậm chí mức độ lệch lạc còn nghiêm trọng hơn trước. Vậy nguyên nhân nào làm tái phát sau niềng và cách xử lý ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Cảnh báo 5 nguyên nhân tái phát sau niềng răng

1. Những nguyên nhân gây tái phát sau niềng răng

Thực tế, một ca niềng răng nếu đảm bảo các điều kiện trong kỹ thuật và quá trình đeo niềng của khách hàng thì sẽ đạt kết quả tối ưu, không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến răng miệng.

Trường hợp bị tái phát sau niềng răng chủ yếu là do vi phạm các điều kiện này dẫn đến kết quả niềng răng sai lệch. Bạn cần cảnh giác 5 nguyên nhân dưới đây để tránh tái phát lệch lạc sau chỉnh nha.

1.1 Khớp cắn không ổn định

Các trường hợp sai lệch răng từ đơn giản đến phức tạp đều sẽ làm mất đi sự tương quan khớp cắn hàm trên và hàm dưới. Trạng thái của khớp cắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động: Nhai, nuốt và cắn.

Khi thực hiện niềng răng, nhiệm vụ của bác sĩ là tái lập lại khớp cắn sinh lý, đưa khớp cắn hai hàm về tỷ lệ cân đối nhất. Và nếu bác sĩ chỉnh nha không tái lập được sự ổn định của khớp cắn thì nguy cơ cao sẽ xảy ra tái phát sau niềng răng.

1.2 Mất cân bằng áp lực môi má và lưỡi

Không ít trường hợp cung răng đều đẹp là nhờ sự cân bằng của áp lực môi má từ bên ngoài đẩy vào và áp lực lưỡi từ bên trong đẩy ra. Khi đó, nếu mất đi sự cân bằng giữa hai lực này, cụ thể là tăng áp lực lưỡi trong khi áp lực môi má giảm đi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái phát sau niềng răng.

Và nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do những thói quen xấu hàng ngày như: tật đẩy lưỡi, thở bằng miệng, thói quen bú bình ở trẻ,…

Mất cân bằng áp lực môi má và lưỡi có thể gây tái phát sau chỉnh nha

1.3 Không đeo hàm duy trì đủ thời gian

Không đeo hàm duy trì hay đeo không đúng thời gian là nguyên nhân hàng đầu gây ra tái phát sau chỉnh nha. Việc đeo hàm duy trì giữ vai trò quan trọng để răng và xương ổn định sau thời gian dài dịch chuyển.

Tùy vào mức độ lệch lạc nặng hay nhẹ ở từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo hàm duy trì là khác nhau. Nếu không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì lúc này tình trạng tái phát sau niềng là không thể tránh khỏi, khi đó niềng răng xong vẫn bị thưa, hô, móm có thể xảy ra. 

1.4 Thời gian niềng răng quá nhanh

Về cơ bản thì niềng răng là quá trình dịch chuyển răng có sự tiêu biến và tái lập vùng xương ổ răng, định hình vị trí mới cho các răng trên cung hàm. Quá trình này diễn ra âm thầm và phải có sự kiểm soát tốt của bác sĩ chỉnh nha.

Nếu bác sĩ kiểm soát lực không đúng, dùng lực quá mạnh sẽ làm răng dịch chuyển quá nhanh. Lúc này sẽ gây ra tình trạng tiêu xương vĩnh viễn và không có quá trình tái lập vùng xương quanh răng. Răng không thể ổn định, không có xương hàm nâng đỡ sẽ làm lệch lạc, thậm chí làm răng lung lay và gãy rụng.

1.5 Độ tuổi niềng răng lớn

Với những người niềng răng khi đã lớn tuổi và sức khỏe răng miệng tốt thì nguy cơ tái phát sau chỉnh nha càng cao. Vậy nên, đó là lý do tại sao bác sĩ luôn khuyến cáo nên niềng răng càng sớm càng tốt, độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là ở trẻ nhỏ 7 – 16 tuổi bởi quá trình tái sinh xương đang diễn ra mạnh mẽ.

Niềng răng sớm để đạt kết quả tốt nhất

2. Cách phòng ngừa tái phát sau niềng răng

Để giảm thiểu rủi ro tái phát sau niềng răng cũng như tránh “tiền mất tật mang” với các trường hợp niềng răng hỏng thì nên lưu tâm đến những vấn đề dưới đây:

Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín

Một trong số những nguyên nhân cơ bản gây tái phát sau niềng răng chính là tay nghề bác sĩ điều trị. Bác sĩ giỏi sẽ lên được kế hoạch điều trị chính xác, điều chỉnh lực siết phù hợp cũng như giúp quá trình niềng răng ổn định, đạt kết quả cao.

Kết hợp với đó là những thiết bị nha khoa hiện đại chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị từ khâu thăm khám, chẩn đoán, lên kế hoạch và tiến hành chỉnh nha. Vì vậy, hãy tìm kiếm cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo các tiêu chí quan trọng cho quá trình niềng răng an toàn, tránh biến chứng.

Theo dõi sự phát triển của răng khôn

Trước khi tiến hành niềng răng bạn cần thăm khám răng khôn và nhổ bỏ nếu cần thiết. Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là chỉ định bắt buộc nhằm ngăn ngừa biến chứng xô lệch hàm, tái phát sau niềng răng cùng nhiều nguy cơ răng miệng khác.

Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Đầu tiên là bạn cần đeo hàm duy trì đúng cách, đúng thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Nếu hàm duy trì gặp vấn đề thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời, hạn chế tình trạng không đeo hàm duy trì trong thời gian dài.

Cùng với đó là việc chăm sóc răng miệng tại nhà, cần chú trọng vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hợp lý để không làm răng tổn hại hay lệch lạc trở lại. Đồng thời, bạn hãy đến nha khoa tái khám định kỳ để kịp thời phát triển và xử lý những sai lệch dù là nhỏ nhất.

Xem thêm: 

Niềng răng xong bị móm: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Niềng răng xong bị hô là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Đeo hàm duy trì đúng chỉ định của bác sĩ

3. Khi bị tái phát lệch lạc sau niềng phải xử lý thế nào?

Khắc phục tình trạng tái phát sau niềng răng không quá phức tạp nhưng sẽ mất thêm thời gian, công sức và có thể mất chi phí của bạn. Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây biến chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất.

Với mức độ tái phát lệch lạc nhẹ do không đeo hàm duy trì thì bạn cần thay đổi thói quen đeo hàm duy trì trở lại trong một thời gian nhất định. Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo có thời gian đeo hàm duy trì thích hợp, mang đến kết quả duy trì tối ưu.

Nếu tái phát sau niềng răng làm lệch lạc nghiêm trọng có thể sẽ phải niềng răng lần 2. Khi đó nếu bạn không còn tin tưởng cơ sở nha khoa đã niềng trước đó thì bạn có thể lựa chọn nha khoa mới. Chú ý cân nhắc nhiều tiêu chí về tay nghề bác sĩ, thiết bị nha khoa, khí cụ chỉnh nha để lựa chọn được cơ sở nha khoa đáng tin cậy.

Nha khoa Trẻ địa chỉ niềng răng uy tín top đầu Hà Nội nhận được rất nhiều Feedback tích cực từ các khách hàng chỉnh nha. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị cập nhật liên tục chắc chắn sẽ mang đến sự âm tâm cho khách hàng và giúp bạn có được kết quả niềng răng lâu dài.

Liên hệ ngay với Nha Khoa Trẻ để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí theo số hotline 0901.334.334

Tác giả:

Danh mục cẩm nang