Niềng răng là giải pháp tối ưu giúp khắc phục các tình trạng răng hô vẩu, khấp khểnh, móm,… và hàm răng sẽ trở nên thẳng đều, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào niềng răng cũng mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn xảy ra một số biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chức răng ăn nhai và thẩm mỹ.
Niềng răng xong bị móm chính là một biến chứng rất có thể xảy nếu ca niềng răng không thành công hay niềng răng bị hỏng và kéo theo đó là nhiều vấn đề răng miệng khác. Vậy niềng răng xong bị móm nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục biến chứng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Nội dung bài viết
1. Tại sao niềng răng xong bị móm?
Phương pháp niềng răng trong nha khoa sử dụng các khí cụ chỉnh nha là mắc cài, dây cung hay máng niềng răng trong suốt để điều chỉnh các răng về đúng vị trí mong muốn. Trong một số trường hợp rủi ro, bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng niềng răng xong bị móm.
Về cơ bản thì sau niềng răng bị móm là do quá trình điều chỉnh răng khiến cấu trúc xương hàm bị thay đổi, bị biến dạng. Đây là dạng khớp cắn ngược biểu hiện là các răng hàm dưới bao phủ hoàn toàn răng hàm trên gây mất cân đối giữa hai hàm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng xong bị móm chủ yếu là do các yếu tố sau:
Bác sĩ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm chỉnh nha:
Từ khâu thăm khám đến điều trị cần bác sĩ kiểm soát tốt các thao tác và kỹ thuật. Nếu bác sĩ thực hiện gắn khí cụ mắc cài và dây cung bị sai lệch sẽ khiến lực siết trên răng không đủ để kéo các răng dịch chuyển.
Hay việc lấy dấu răng sai cách cũng khiến việc thiết kế khay niềng răng trong suốt có sai số khiến quá trình niềng răng không hiệu quả, thậm chí là niềng răng xong bị móm.
Lực tác động lên răng quá mạnh:
Trong quá trình điều trị, lực tác động lên thân răng quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của răng và gây chèn ép các răng. Trong trường hợp xấu có thể làm răng bị lung lay, gãy rụng gây mất răng vĩnh viễn. Lực tác động không đồng đều trên răng cũng khiến các răng xô lệch nhiều hơn trước gây sai khớp cắn, có thể niềng răng xong bị hô hoặc móm nặng hơn trước.
Kế hoạch điều trị sai lệch:
Bất kỳ một ca niềng răng nào cũng cần có kế hoạch điều trị phù hợp. Trong trường hợp kế hoạch không được tính toán chính xác, bác sĩ không nắm bắt được các bước dịch chuyển của răng thì chắc chắn niềng răng sẽ không thành công và có thể khiến niềng răng xong bị khớp cắn sâu, lệch khớp cắn.
Thiết bị chỉnh nha lạc hậu, chất lượng kém:
Thiết bị y tế hỗ trợ quá trình niềng răng quá lạc hậu sẽ không thể xác định được các vấn đề răng miệng, từ đó sẽ dẫn đến những sai lệch trong quá trình niềng răng.
Người niềng không tuân theo chỉ định của bác sĩ:
Nguyên nhân này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn và có thể khiến niềng răng xong bị móm. Cụ thể là bệnh nhân không tuân thủ theo thời gian tái khám để điều chỉnh lực xiết trên răng.
Bệnh nhân không thực hiện chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đeo khay niềng răng trong không đủ thời gian khuyến cáo, hay mắc cài lỏng lẻo đều có thể khiến niềng răng thất bại.
2. Làm sao để khắc phục tình trạng móm sau niềng răng?
Chắc hẳn không ai mong muốn xảy ra tình trạng niềng răng bị hỏng và các biến chứng niềng răng nguy hiểm, tuy nhiên nếu gặp phải một số rủi ro ở trên khiến niềng răng xong bị móm thì hãy liên hệ ngay với nha khoa bạn đã thực hiện niềng răng và yêu cầu được bác sĩ tìm hướng giải quyết.
Bạn sẽ cần thực hiện kiểm tra, chụp X-quang răng để xác định nguyên nhân niềng răng xong bị móm. Nếu móm xảy ra do thay đổi cấu trúc xương hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu hàm hàm nhằm đưa hai hàm về vị trí cân xứng với nhau. Còn đối với trường hợp niềng răng xong bị móm xuất phát từ quá trình niềng răng thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện niềng răng lần 2 để điều chỉnh lại những lệch lạc.
Lần này nếu bạn không yên tâm về nha khoa đã thực hiện niềng răng trước đó thì hãy tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa thật sự uy tín. Hãy tham khảo nhiều Feedback của các khách hàng đã niềng răng tại nha khoa, sau đó đến thăm khám để xác định được kỹ thuật chuyên môn của bác sĩ chỉnh nha như thế nào, từ đó mới quyết định niềng răng ở đâu tốt.
Xem thêm: Có nên niềng răng lần 2 không? Có ảnh hưởng gì không?
3. Cách phòng ngừa biến chứng niềng răng xong bị móm
Như đã nói ở phần 1 thì các nguyên nhân chủ yếu khiến niềng răng xong bị móm là do các yếu tố liên quan đến nha khoa và bác sĩ điều trị. Vậy nên, cách tốt nhất để bạn niềng răng an toàn, không xảy ra rủi ro khi niềng là hãy lựa chọn cho mình một nha khoa tốt đảm bảo các yếu tố sau:
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các niềng răng thành công từ đơn giản đến phức tạp. Bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, thao tác dứt khoát sẽ ca niềng răng diễn ra nhanh chóng, chính xác và hạn chế đau nhức cho bệnh nhân. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến 70% mức độ thành bại của một ca chỉnh nha.
- Hệ thống thiết bị chỉnh nha hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và hỗ trợ bác sĩ tối ưu trong quá trình niềng răng. Như vậy sẽ giúp niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt.
- Vật liệu chỉnh nha có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng cao để đạt hiệu quả dịch chuyển răng tối ưu nhất.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, gọi điện nhắc lịch hẹn tái khám định kỳ tránh tình trạng người niềng quên lịch hẹn.
- Đội ngũ chuyên viên tận tình tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống khi niềng.
Việc lựa chọn đúng nha khoa uy tín hay chọn đúng bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm với quá trình niềng răng chỉnh nha của mình. Niềng răng xong bị móm hoàn toàn được phòng ngừa và hàm răng trở nên thẳng hàng, chuẩn khớp cắn, cân đối với khuôn mặt. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn nha khoa cho mình nhé!