NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Cách chữa sâu răng ở trẻ 2 tuổi có thể dùng thuốc trị sâu răng, tái khoáng, trám răng hàm bị sâu, điều trị tủy răng tùy mức độ bệnh lý.

Răng sữa ở trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn so với các răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là lớp men răng sữa khá mỏng nên dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài. Khi trẻ được 2 tuổi thì đã mọc khá nhiều chiếc răng trên cung hàm, nếu lúc này không được chăm sóc đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ 2 tuổi.

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

1. Nguyên nhân bé 2 tuổi bị sâu răng

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi hay các lứa tuổi khác thì đều xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:

1.1 Di truyền

 Đối với những trẻ có men răng kém do di truyền thì nguy cơ mắc phải bệnh lý sâu răng sẽ cao hơn bình thường.

1.2 Vệ sinh răng miệng kém

Ở giai đoạn trẻ 2 tuổi thì chưa thể tự chủ việc chăm sóc răng miệng, khi đó nếu bố mẹ không chủ động vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé thì rất dễ khiến răng bé bị sâu. Ngoài ra, việc chăm sóc sai cách trong việc chải răng, lựa bàn chải đánh răng và loại kem đánh răng không đúng cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến răng của trẻ.

1.3 Chế độ ăn uống

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi có thể xảy ra do chế độ ăn uống nhiều đường bởi các loại sữa bột của trẻ. Ngoài ra, nếu cơ thể của trẻ thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, fluor cũng sẽ làm tăng khả năng bị sâu răng ở trẻ.

1.4 Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh

Men răng của bé có thể bị tác động bởi các loại thuốc sinh. Do đó, nếu trẻ phải uống nhiều thuốc kháng sinh thì răng sẽ yếu hơn bình thường, dễ xỉn màu và bị sâu hỏng.

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi có thể do chế độ vệ sinh răng miệng sai cách

2. Trẻ em 2 tuổi bị sâu răng có hậu quả gì?

Sâu răng gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến răng miệng, sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Tiêu biểu có thể kể đến một số hậu quả như: 

  • Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến xấu thành những bệnh lý nguy hiểm khác. Đó có thể là tình trạng tổn thương tủy răng, viêm tủy, áp xe răng, viêm hạch, viêm xoang hàm,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm và gây ra nhiều tác động tiêu cực cho trẻ sau này.
  • Nếu để tình trạng sâu răng sữa kéo dài, mầm răng vĩnh viễn ở dưới có thể bị vi khuẩn tấn công và bị ảnh hưởng. Nếu trẻ 2 tuổi sâu răng sữa và rụng sớm cũng mất đi khả năng định hướng mọc cho răng vĩnh viễn.
  • Việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn. Trẻ sẽ bị đau nhức răng, ê buốt, chán ăn, quấy khóc và mất ngủ. Từ đó dẫn đến biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tình trạng sâu răng ăn mòn tủy răng của bé

3. 4 Cách chữa sâu răng cho trẻ 2 tuổi 

Tham khảo ngay 4 phương pháp dưới đây để điều trị triệt để tình trạng sâu răng cho trẻ.

3.1 Dùng thuốc trị sâu răng 

Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp răng sâu nhẹ và được phát hiện sớm. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho ba mẹ những loại thuốc gel bôi hoặc thuốc sinh học nhằm thay thế cho các biện pháp cơ học trực tiếp. Loại thuốc được sử dụng có thể là fluoride hay một lớp thuốc bịt kín chỗ sâu.

3.2 Tái khoáng răng sâu ở trẻ em

Tái khoáng được biết đến là quá trình bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để răng phát triển bình thường. Tại vị trí răng sâu đã bị ăn mòn, các bác sĩ sẽ bổ sung thêm một số hoạt chất, hợp chất quan trọng như:

  • Canxi
  • Vitamin D3
  • Vitamin K2
  • Magie
  • Probiotic.

3.3 Trám răng hàm cho trẻ 2 tuổi 

Với tình trạng sâu răng giai đoạn đầu và những tổn thương men răng chưa quá lớn, trám răng sẽ là giải pháp tối ưu được các nha khoa tin dùng. Với vật liệu composite, vi khuẩn sẽ bị ngăn chặn việc phát triển và làm hại đến tủy răng. Những chấm đen do sâu răng ăn mòn sẽ được làm sạch và tái tạo lại cấu trúc.

3.4 Điều trị tủy răng sâu ở bé 2 tuổi

Nếu vết sâu răng đã lan rộng đến tủy răng thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị tủy răng ngay lập tức. Bác sĩ sẽ làm sạch các ống tủy, loại bỏ vi khuẩn cùng các phần mô đã bị viêm nhiễm. Ống tủy sau đó sẽ được trám kín để hạn chế tối đa việc tủy răng và răng vĩnh viễn bị vi khuẩn xâm nhập.

Xem thêm: 

Răng sữa bị sâu có nên nhổ?

Bao nhiêu tuổi thì trám răng được?

Trẻ 3 tuổi sâu răng hàm có nên hàn răng không?

Sâu răng ở giai đoạn nặng sẽ phải tiến hành điều trị tủy răng

4. Phải làm sao để phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ 2 tuổi?

Dưới đây là những chia sẻ từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Nha khoa Trẻ về cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ.

  • Ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối ấm hoặc chải răng nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám.
  • Ngay từ giai đoạn thai nghén, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển sức khỏe và răng miệng của trẻ. Tiêu biểu là các loại hải sản như cua, tôm, ốc, các chế phẩm từ sữa,…
  • Ba mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên nhằm tổng hợp vitamin D để tổng hợp canxi giúp cho răng được chắc khỏe.
  • Nên lựa chọn bàn chải có đầu tròn và lông mềm. Tuyệt đối không đánh răng cho bé bằng kem đánh răng của người lớn mà nên dùng loại kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Giảm bớt lượng đồ ăn chứa đường mà bé nạp vào cơ thể, đặc biệt là bánh kẹo, nước uống có gas,…
  • Đưa trẻ đến nha khoa khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng cho bé. Đảm bảo răng bé luôn sạch sẽ và không mắc cài bệnh lý răng miệng.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý sâu răng ở trẻ 2 tuổi, Nha Khoa Trẻ hy vọng bố mẹ đã nắm rõ các kiến thức này để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bé. Nếu còn bất cứ thắc nào khác về răng trẻ em thì bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ sau:

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

 

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.