NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Răng sâu vào tủy: Mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng

Răng sâu vào tủy đã là giai đoạn nặng của bệnh lý sâu răng, nó không chỉ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng mà còn có nguy cơ gây mất răng, viêm nướu,...

Răng sâu vào tủy đã là giai đoạn nặng của bệnh lý sâu răng, nó không chỉ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng và còn kéo theo nhiều biến chứng răng miệng khác. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về những ảnh hưởng mà răng sâu gây ra cũng như dấu hiệu nhận biết cách điều trị bệnh lý sâu răng.

Răng sâu vào tủy: Mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng

1. Những biến chứng răng miệng do răng sâu vào tủy răng

Vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng dần tích tụ trong khoang miệng do việc vệ sinh răng miệng thường ngày chưa được chú trọng. Lâu dần vi khuẩn sẽ tấn công vào răng và gây ra tình trạng mòn men răng, hình thành các lỗ sâu răng.

Bệnh lý sâu răng tiến triển nặng hơn nữa khi răng sâu vào tủy gây viêm nhiễm ở cả tủy buồng và tủy chân khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời thì ổ viêm nhiễm có thể lây lan rộng hơn, gây ra nhiều biến chứng răng miệng như sau:

  • Răng sâu bị vỡ, mẻ sẽ tạo thành hốc răng dễ mắc kẹt mảng bám thức ăn gây ra tình trạng hôi miệng. Phần lợi quanh răng sẽ bò vào và lấp kín hốc sâu răng, khi ăn nhai hay vệ sinh răng miệng rất dễ bị chà sát làm chảy máu chân răng, sưng tấy viêm nhiễm vùng lợi.
  • Khi viêm tủy răng đã làm viêm lợi nghiêm trọng sẽ dẫn đến áp xe chóp răng gây đau nhức nghiêm trọng, thậm chí là sưng mặt làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
  • Nguy cơ mất răng vĩnh viễn do sâu răng phá hủy tủy răng, làm chết tủy làm gãy vỡ răng.
Răng sâu vào tủy sẽ có nguy cơ mất răng
  • Tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các răng bên cạnh, gây sâu răng và viêm nhiễm hàng loạt. Viêm tủy nặng sẽ khiến viêm nhiễm lan xuống chóp răng và các tổ chức nha chu khác như xương hàm làm hủy hoại xương và nhiều biến chứng nặng nề khác.
  • Những ổ viêm trong xương hàm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lưu hành trên những bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, tiểu đường. Điều này sẽ khiến cho bệnh lý trở nặng hơn và rất khó kiểm soát.

Xem thêm: Sâu răng hàm trong cùng phải làm sao? Nên nhổ hay giữ lại?

2. Dấu hiệu nhận biết răng đã sâu vào đến tủy răng

Giai đoạn 1: Đau nhức nhẹ tại vùng sâu răng

Khi sâu răng bắt đầu vào đến tủy răng thì bạn thỉnh thoảng sẽ thấy cảm giác đau nhức, triệu chứng rõ ràng nhất là khi ăn những thực phẩm nóng lạnh hoặc có những thay đổi về áp suất.

Giai đoạn 2: Đau nhức kéo dài với cường độ nặng

Sâu răng vào tủy diễn biến nặng hơn sẽ đi cùng với những cơn đau nhức nhiều hơn, cường độ nặng hơn. Răng sâu vào tủy sẽ gây đau buốt kéo dài liên tục, xuất hiện cả vào ban đêm khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống và công việc thường ngày của bạn.

Răng sâu vào tủy gây đau nhức nghiêm trọng cho người bệnh

Giai đoạn 3: Viêm tủy nặng làm lồi thịt

Mức độ nghiệm trọng nhất khi răng sâu vào tủy là khi phần chân răng đã gần như bị phá hủy hoàn toàn làm lộ lên vùng thịt ở nướu. Lúc này sẽ xuất hiện cảm giác đau buốt dữ dội, viêm nhiễm dần lan rộng hơn sang các vị trí khác gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3. Điều trị răng sâu vào tủy thế nào thì hiệu quả?

Các mẹo dân gian để chữa tủy răng sâu vẫn được truyền tai nhau và được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau răng chứ không thể điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Chính vì vậy, răng sâu vào tủy chỉ có thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp nha khoa.

Khi đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang răng để xác định răng sâu vào tủy ở mức độ nào, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

3.1 Điều trị nội nha

Đây là phương pháp chữa sâu răng vào tủy trong các trường hợp nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, làm sạch các mô tủy bị viêm nhiễm hoại tủy. Sau đó sẽ tiến hành trám bít ống tủy để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Răng sau khi điều trị tủy sẽ không còn đau nhức và có thể ăn nhai bình thường, tuy nhiên do không còn mô tủy nuôi dưỡng nên dẫn sẽ dần trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Do đó, bác sĩ khuyến cáo nên bọc răng sứ cho răng sâu vừa phục hình răng đều đẹp mà lại bảo vệ răng thật tối ưu.

Điều trị nội nha giúp làm giảm đau nhức, khó chịu

3.2 Nhổ răng sâu vào tủy

Nếu răng sâu quá nặng, việc điều trị tủy không mang lại hiệu quả mà cố giữ răng lại có thể gặp phải nhiều biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Sau khi nhổ răng sâu nên phục hình răng bằng phương pháp trồng răng Implant nhằm ngăn ngừa hậu quả do mất răng gây ra như xô lệch hàm, tiêu xương ổ răng,…

Xem thêm: Cách chữa sâu răng hàm theo từng giai đoạn bệnh lý

                      4 giai đoạn sâu răng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý

Điều trị răng sâu vào tủy mặc dù được áp dụng ở hầu hết các nha khoa nhưng bạn cần lưu ý lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn điều trị tủy răng triệt để một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.