Răng hàm sữa có thay không? Quá trình thay răng sữa ở trẻ em?
Số lượng răng sữa và răng vĩnh viễn có sự chênh lệch, vì vậy nhiều bố mẹ thắc mắc răng hàm sữa có thay không? Và quá trình thay răng sữa của trẻ em như thế nào?
Răng hàm sữa nằm khuất bên trong cung hàm của trẻ, trong nhiều trường hợp không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng rất dễ khiến răng hàm bị sâu. Và lúc này có nguy cơ phải nhổ răng khiến bố mẹ lo lắng răng hàm sữa có thay không? Theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp chi tiết.
1. Răng hàm sữa có thay không?
Thông thường bộ răng sữa của trẻ sẽ có 20 chiếc, gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm (răng cối). Mỗi nhóm răng sẽ có những chức năng và vai trò riêng biệt, trong đó nhóm răng hàm đảm nhiệm chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn để việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Trong khi đó, bộ răng vĩnh viễn của một người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng (cả răng khôn) , gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Chính sự chênh lệch về số lượng răng hàm khiến nảy sinh ra câu hỏi “ răng hàm sữa có thay không”.
Thực tế, răng hàm sữa đến một thời gian nhất định cũng sẽ tự rụng đi và thay thế bằng răng hàm vĩnh viễn. Đâu tiên là những chiếc răng hàm lớn số 1 và số 2 sau đó lần lượt đến các răng hàm sữa khác. Đối với những chiếc răng hàm lớn số 3 sẽ tự mọc lên mà không qua quá trình thay răng sữa, đây là những chiếc răng số 6 và số 7 không nằm trong hệ răng sữa.
Những chiếc răng hàm vĩnh viễn thay thế răng sữa có độ cứng chắc cao và sức đề kháng tốt nên đảm bảo việc ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, hư hỏng răng và mất răng vĩnh viễn. Răng này không thay nên sẽ mất răng hoàn toàn, vì vậy bố mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng tốt cho con mình, giúp trẻ có hàm răng vĩnh viễn khỏe đẹp.
2. Quá trình thay răng sữa của trẻ
Cũng giống với răng hàm sữa, những chiếc răng khác trên cung hàm đến tuổi thay răng cũng sẽ tự rụng và sau đó răng vĩnh viễn mọc lên. Thường thì ở giai đoạn 6 tuổi thì trẻ bắt đầu rụng chiếc răng sữa đầu tiên là răng cửa và lần lượt đến năm 12 tuổi.
- Thay răng cửa sữa từ 6 – 7 tuổi
- Thay các răng cửa sữa bên là 7 – 8 tuổi
- Thay các răng hàm nhỏ từ 9 – 10 tuổi
- Thay răng nanh từ 10 – 11 tuổi
- Thay các răng hàm lớn 11 – 12 tuổi
3. Lưu ý giúp bố mẹ chăm sóc răng miệng khỏe đẹp cho trẻ
Răng hàm do có nhiều hố rãnh và đảm nhận chức năng ăn nhai chính nên nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng rất dễ hình thành mảng bám, khiến trẻ bị sâu răng, viêm nướu,… Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con mình.
- Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, tránh các thức ăn có hại cho sức khỏe răng miệng như đồ cứng, lạnh, nóng,…hay các loại đồ uống như nước ngọt, nước có gas.
- Nên khám răng định kỳ tại Nha khoa để bác sĩ chăm sóc răng miệng cho trẻ, giúp răng sữa khỏe mạnh để thuận lợi cho quá trình thay răng sau này.
- Khi trẻ có dấu hiệu thay răng sữa, mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ khám, theo dõi quá trình thay răng và có những điều chỉnh kịp thời để răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp. Trong trường hợp răng sữa không tự rụng thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách nhổ răng sữa để tránh tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ.
Xem thêm:
Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?
Những chia sẻ trên đây chắc hẳn phần nào đã giúp ba mẹ hiểu rõ răng hàm sữa có thay không cũng như quá trình thay răng sữa của trẻ. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ tư vấn chi tiết.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage:nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa