Khi nào nên phẫu thuật khớp thái dương hàm? Các phương pháp phẫu thuật?
Phẫu thuật khớp thái dương hàm là một kỹ thuật khó do khớp nằm ở dưới nền sọ và liên quan mật thiết với các dây thần kinh ở mặt.
Rối loạn khớp thái dương hàm là các bệnh lý gây đau mỏi xương hàm và làm cản trở đến việc ăn uống, nói chuyện nên khiến rất nhiều người bệnh hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh lý này được điều trị bằng những phương pháp nào, khi nào thì nên phẫu thuật khớp thái dương hàm? Nha Khoa Trẻ sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm (TMJ) là khớp nối giữa hàm dưới với hộp sọ, việc khớp này đóng và mở để thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn, nói, nuốt,… Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ chức năng nhai cùng với răng, cơ nhai và khớp.
Rối loạn khớp thái dương hàm hay còn gọi là TMD là nhóm các bệnh lý gây đau tại vị trí khớp, cơ điều khiển hàm hoặc ngăn cản vận động của hàm. Triệu chứng thường thấy nhất là đau mỏi hàm, đau vùng thái dương, không thể há to miệng, đau đầu.
Bệnh lý này có thể điều trị và cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị sớm. Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng nói trên, hãy đến phòng khám nha khoa đáng tin cậy nhất để được thăm khám sớm nhất.
2. Khi nào nên thực hiện phẫu thuật khớp thái dương hàm?
Hiện nay, với sự phát triển của các liệu pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn nên phẫu thuật khớp thái dương hàm ngày càng hạn chế trong nha khoa. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, cần phải phẫu thuật để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
2.1. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật khớp thái dương hàm
- Rối loạn khớp thái dương hàm dạng nặng.
- Không thể mở hay đóng miệng, hàm đau liên tục, dữ dội.
- Bệnh nhân mắc các vấn đề về cấu trúc khớp hàm.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý khớp thái dương hàm đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn khác nhưng không hiệu quả.
Phẫu thuật khớp thái dương hàm là một kỹ thuật khó do khớp nằm ở dưới nền sọ và liên quan mật thiết với các dây thần kinh ở mặt. Vì vậy, trước khi thực hiện bệnh nhân sẽ được tư vấn về tiên lượng về kết quả phẫu thuật và các biến chứng có thể xảy ra.
2.2. Những trường hợp không nên phẫu thuật
Hầu hết với các đối tượng rối loạn khớp thái dương hàm nhẹ hơn, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định sử dụng phương pháp điều trị không xâm lấn.
- Các triệu chứng của bệnh lý khớp thái dương hàm không quá nghiêm trọng hoặc có thể tự mất đi sau vài ngày.
- Vẫn có thể mở, đóng miệng ở một mức độ nhất định, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường.
Điều quan trọng trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất đó là bác sĩ cần thăm khám, kiểm tra về biển hiện lâm sàng, chụp và đánh giá trên phim X-quang. Phẫu thuật khớp thái dương hàm được xem là lựa chọn cuối cùng nếu các liệu pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả.
3. Các phương pháp phẫu thuật khớp thái dương hàm
3.1. Phương pháp chọc dò khớp
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ đưa vào khớp để rửa sạch khớp bằng dung dịch vô trùng. Quá trình này giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm khớp.
Chọc dò khớp là kỹ thuật có tỷ lệ xâm lấn tối thiểu. Được vô cảm bằng cách gây tê tại chỗ, thời gian phục hồi ngắn. Bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng lâu và có tỷ lệ thành công tương đối cao. Vì vậy, đây là phương pháp phẫu thuật viêm khớp thái dương hàm được ưu tiên nhất.
3.2. Phẫu thuật nội soi khớp
Để nội soi khớp, bác sĩ cần rạch một đường nhỏ ở vị trí mang tai để đưa dụng cụ nội soi vào. Ống nội soi kết nối với màn hình giúp bác sĩ quan sát. Sau đó, các dụng cụ phẫu thuật được đưa vào thông qua ống thông và tiến hành loại bỏ mô viêm, đồng thời sắp xếp lại cấu trúc khớp hàm, bơm rửa ổ khớp để tránh tác nhân gây viêm tái phát.
Nội soi cũng là phương pháp phẫu thuật khớp thái dương ít xâm lấn, chỉ để lại một vết sẹo nhỏ. Thời gian hồi phục chỉ kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần và ít xảy ra biến chứng.
3.3. Phẫu thuật mở khớp, thay khớp
Phẫu thuật khớp thái dương hàm để mở khớp, thay khớp là thủ thuật xâm lấn nhiều, chỉ được chỉ định với các trường hợp đặc biệt sau:
- Bệnh nhân mắc chứng dính khớp (Các mô khớp, sụn, xương dính với nhau)
- Bệnh nhân có các mô trong cấu trúc khớp phát triển quá lớn khiến khớp không thể cử động.
- Không thể tiếp cận khớp bằng phương pháp nội soi.
Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ được những mô quá phát triển, tạo hình cho xương, định vị lại đĩa đệm nếu nó bị tổn thương hay không đúng vị trí.
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, mức độ xâm lấn trong khi phẫu thuật mà thời gian hồi phục ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Thường sẽ dao động từ 2 – 6 tuần. Ngoài ra, sau phẫu thuật khớp thái dương hàm, bệnh nhân cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Xem thêm:
Chi phí điều trị viêm khớp thái dương hàm hết bao nhiêu? [Update 2023]
Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì? Kiêng gì? Những lưu ý cần biết
4. Chi phí phẫu thuật khớp thái dương hàm
Trên thực tế, mức chi phí điều trị viêm khớp thái dương hàm ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp tác động và cơ sở nha khoa bạn lựa chọn.
Đối với những ca rối loạn khớp thái dương nhẹ và trung bình, chi phí điều trị sẽ thấp hơn. Thường giao động từ 800.000 đồng – 1.500.000 đồng nếu điều trị bằng thuốc và từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu phải sử dụng thêm khác thiết bị hỗ trợ khác như máng nhai. Còn đối với những ca bệnh nặng cần phải can thiệp xâm lấn thì chi phí sẽ cao hơn. Thường dao động từ 8.000.000 đồng – 25.000.000 đồng tuỳ vào phương pháp phẫu thuật.
Ngoài chi phí phẫu thuật, bệnh nhân còn phải trả thêm các loại chi phí khác như thuốc, khám, phục hồi chức năng,… Để biết rõ hơn, bạn nên thăm khám trực tiếp tại nha khoa để được tư vấn kỹ càng.
Các phương pháp phẫu thuật khớp thái dương hàm cho dù là xâm lấn ít hay nhiều đều có nguy cơ xảy ra biến chứng nhất định. Tại Nha Khoa Trẻ, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn như sử dụng máng nhai, liệu pháp hành vi, tập vận động hàm, vật lý trị liệu,… giúp đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bệnh nhân mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
Trên đây là những giải đáp về các phương pháp phẫu thuật khớp thái dương hàm. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Hotline: 0901 334 334
Địa chỉ: 38 Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội