Nuốt mắc cài niềng răng có sao không? – Cách xử lý và phòng tránh
Trong quá trình niềng răng mắc cài, rất nhiều người nuốt mắc cài niềng răng khi đang ăn nhai. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình niềng răng mắc cài, rất nhiều người nuốt mắc cài niềng răng khi đang ăn nhai. Tình trạng này xảy ra khiến họ lo lắng và băn khoăn rằng liệu nuốt mắc cài có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và phải khắc phục như thế nào. Bài viết dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ chia sẻ cách xử lý và phòng tránh tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Nuốt mắc cài niềng răng có sao không?
Việc bung tuột mắc cài là những rủi ro không thể tránh khỏi khi niềng răng mắc cài. Bên cạnh đó còn có nhiều bạn còn vô tình nuốt mắc cài niềng răng hoặc dây cung vào trong dạ dày.
Nuốt phải mắc cài niềng răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Nhiều trường hợp sẽ không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe mà có thể kéo dài trong vài năm sau đó mới phát tác. Dưới đây là một số hậu quả khi bất cẩn nuốt mắc cài niềng răng.
- Viêm nhiễm khoang miệng
Nuốt mắc cài có thể gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Từ đó rất dễ viêm nhiễm khoang miệng, đồng thời gây nên hiện tượng hôi miệng khó chịu.
- Tổn thương dạ dày
Mắc cài được thiết kế từ những vật liệu cứng chắc, có tính chịu lực cao. Trong quá trình co bóp dạ dày, mắc cài rất khó tiêu hủy. Chính vì đặc tính đó, khi vô tình nuốt mắc cài niềng răng sẽ khiến dạ dày bị tổn thương do mắc cài có thể đâm vào thành dạ dày. Từ đó tạo vết thương và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Nguy cơ thủng đường ruột
Theo các bác sĩ khuyến cáo thì nuốt mắc cài là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm bởi nó sẽ không thể tiêu hóa ở dạ dày. Dần dần mắc cài sẽ chuyển xuống đường ruột và nguy cơ thủng đường ruột là rất cao.
Cần tuyệt đối lưu ý với trẻ em bởi đây là đối tượng thường niềng răng nhiều nhất, có đường ruột mỏng manh dễ tổn thương hơn nên có nguy cơ nuốt phải mắc cài nhiều nhất.
- Ảnh hưởng tới thời gian điều trị
Nuốt mắc cài niềng răng không chỉ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và bộ phận bên trong cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian điều trị chỉnh nha của bạn. Thiếu mắc cài, lực kéo răng không đều và không ổn định. Từ đó thời gian niềng sẽ bị kéo dài và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Chính vì thế, khi không cẩn thận nuốt phải mắc cài chỉnh nha, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra ngay lập tức để có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, ngay cả khi mắc cài đã được lấy ra thì chúng cũng đã gây ra một số tổn thương nhất định cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cũng cần tìm hiểu các biện pháp phòng tránh hiện tượng nguy hiểm này.
2. Cách xử lý khi lỡ nuốt mắc cài niềng răng
Nuốt mắc cài niềng răng gây nên những hậu quả đáng tiếc nếu bạn không kịp thời thăm khám và điều trị nhưng đừng quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Hãy tăng thêm nhiều thực phẩm chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm thiểu việc va chạm giữa mắc cài với dạ dày, thậm chí có thể giúp bạn đào thải được mắc cài ra ngoài.
Nếu sau khi nuốt mắc cài, xuất hiện một số triệu chứng như rát họng, đau bụng, sốt cao thì hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt sau khi nuốt mắc cài niềng răng, đừng quên đến ngay nha khoa để các nha sĩ gắn lại mắc cài mới cho bạn nhé. Như vậy mới đảm bảo lực kéo răng và đảm bảo hiệu quả trong quá trình chỉnh nha.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài giá rẻ và những hậu quả khôn lường
Niềng răng mắc cài và trong suốt: Nên chọn loại nào?
3. Cách phòng tránh tình trạng nuốt mắc cài
Để tránh tình trạng nuốt mắc cài niềng răng, bạn cần chú ý đến cách ăn uống và cách chăm sóc vệ sinh răng miệng để tránh việc mắc cài bị bung tuột. Đặc biệt, quan trọng hơn cả đó là trước khi quyết định niềng hãy lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín.
3.1. Cẩn thận khi ăn uống
Mắc cài sẽ dễ dàng bị bung tuột khi gặp một lực tác động mạnh vào răng, cụ thể như ăn các thực phẩm quá dai hay quá cứng. Do đó, để phòng tránh mắc cài bị tuột khiến bạn nuốt mắc cài niềng răng, hãy ăn các thức ăn mềm, dễ nhai trong thời kỳ chỉnh nha. Tránh xa các loại thực phẩm khó ăn, hoa quả cứng, cần nhiều lực nhai, vừa khiến răng bị xô lệch, vừa khiến mắc cài dễ bung.
Bên cạnh đó, không nên ăn những thức ăn có chứa nhiều Axit bởi nó không những nhanh chóng làm mòn men răng của bạn mà còn làm cho mắc cài dây cung cũng bị ảnh hưởng. Việc tiếp xúc với chất này thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nuốt phải mắc cài niềng răng.
Lưu ý trong quá trình ăn nhai, nên nhai chậm và kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn và vô tình mắc cài bị tuột bạn cũng có thể phát hiện ra, tránh được nhiều rủi ro.
3.2. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng với lực quá mạnh hay sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến mắc cài bị bung khỏi bề mặt răng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có, hãy tham khảo cách đánh răng tiêu chuẩn, không đụng chạm mạnh đến dây cung và mắc cài.
Ngoài ra nên dùng các dụng cụ đánh răng chuyên biệt dành cho người niềng. Như vậy răng, nướu được phát triển khỏe mạnh, đảm bảo kết quả chỉnh nha.
3.3. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín phòng tránh tối đa rủi ro nuốt mắc cài niềng răng
Đôi khi, kỹ thuật gắn mắc cài của bác sĩ không tốt hay chất liệu mắc cài không được đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến mắc cài không dính chắc chắn lên bề mặt răng và dễ dàng bung ra trong quá trình ăn nhai.
Vì vậy, hãy tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng địa chỉ niềng răng uy tín, nơi có công nghệ hiện đại và các bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm giúp hạn chế nguy cơ bung tuột mắc cài lên mức tối đa.
Hiện nay, Nha khoa Trẻ là một trong những địa chỉ niềng răng uy tín và an toàn tại Hà Nội đã đem lại hàng ngàn ca chỉnh nha thành công tới cho khách hàng mà không hề có bất kỳ biến chứng hay sự cố rủi ro nào. Các bác sĩ luôn cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, bạn không cần phải lo lắng mắc cài bung tuột và nuốt mắc cài.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời xoay quanh các vấn đề nuốt mắc cài niềng răng. Nếu bạn vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp hãy inbox ngay fanpage Nha khoa Trẻ, chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí và nhanh nhất cho bạn.
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ