Niềng răng xong bị hô là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Một số trường hợp niềng răng không thành công dẫn đến hiện tượng niềng răng xong bị hô, thậm chí còn hô nặng hơn lúc ban đầu. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Niềng răng chỉnh nha nhằm khắc phục các khiếm khuyết trên răng, giúp hàm răng đều đẹp và cải thiện thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp niềng răng không thành công và dẫn đến hiện tượng niềng răng xong bị hô, thậm chí còn nặng hơn lúc ban đầu. Vậy nguyên nhân nào khiến niềng răng gặp tình trạng như vậy? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Niềng răng xong có bị hô lại không?
Niềng răng là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa. Thuật ngữ này ám chỉ việc sử dụng các khí cụ nha khoa để thực hiện dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Với sự phát triển của công nghệ, nhiều phương pháp tối ưu được ứng dụng như niềng răng trong suốt Invisalign, niềng răng mắc cài trong,…
Niềng răng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ, về điều chỉnh khớp cắn hay sức khỏe răng miệng. Nếu được thực hiện chuẩn chỉ bởi những bác sĩ có kinh nghiệm, kết quả niềng răng sẽ hoàn toàn khiến bạn bất ngờ. Niềng răng xong không bị hô lại và có thể giữ vĩnh viễn nếu thực hiện đúng và biết cách chăm sóc.
2. Nguyên nhân niềng răng xong vẫn hô
Dù niềng răng phổ biến và được nhiều người lựa chọn, thực tế vẫn có những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của ca niềng. Xin mời bạn theo dõi những nguyên nhân tiêu biểu đã được Nha Khoa Trẻ tổng hợp lại.
2.1 Bác sĩ không đảm bảo về chuyên môn
Bác sĩ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự thành công của ca niềng. Với yêu cầu nghiêm ngặt trong từng quy trình, niềng răng phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Để xác định được bác sĩ có chuyên môn hay không, bạn có thể dựa vào các yếu tố như:
- Trình độ bằng cấp của bác sĩ
- Mức độ tin tưởng và đánh giá của các khách hàng trước
- Thông tin về bác sĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Kinh nghiệm của bác sĩ dựa trên số ca thực hiện thành công.
2.2 Xác định sai tình trạng răng trước khi niềng
Răng hô vẩu có xuất phát từ tình trạng hô do răng hoặc hô do hàm. Trường hợp niềng răng chỉ mang lại hiệu quả khi hô do răng còn hô hàm phải thực hiện phẫu thuật mới có thể điều chỉnh được. Nếu bác sĩ xác định sai tình trạng của bệnh nhân, niềng răng xong bị hô hoàn toàn có thể xảy ra.
2.3 Thực hiện sai kỹ thuật niềng răng
Niềng răng là quá trình tác động lực của các khí cụ chỉnh nha. Nếu bác sĩ không lên kế hoạch điều trị chính xác hoặc thực hiện sai kỹ thuật sẽ dẫn đến lực kéo, đẩy các răng bị sai lệch.
Trường hợp tác động lực không đủ sẽ không mang lại hiệu quả dịch chuyển răng. Ngược lại, lực tác động quá lớn sẽ khiến răng bị tổn thương, kéo theo nhiều biến chứng khác, thậm chí niềng răng xong bị khớp cắn sâu.
2.4 Chăm sóc răng niềng sai cách
Chăm sóc răng miệng sai cách cũng có thể là nguyên nhân xảy ra tình trạng niềng răng xong bị hô. Sau khi chỉnh nha, khách hàng cần tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sĩ để có thể tự vệ sinh răng miệng tại nhà. Nếu không thực hiện đúng chỉ dẫn, mảng bám có thể dắt vào khe niềng hoặc răng bị ảnh hưởng do tác động lực mạnh.
Bên cạnh đó, nếu ăn các loại thực phẩm quá cứng hay quá dai, niềng răng xong vẫn có thể hô lại. Hay cũng có trường hợp, bệnh nhân không tái khám đúng hẹn vì lý do cá nhân. Hậu quả là răng dịch chuyển sai phác đồ, thời gian bị kéo dài và nguy cơ hô lại cao hơn.
2.5 Tháo niềng răng trước thời gian
Vì những lý do cá nhân, nhiều người cần thực hiện tháo niềng sớm trong khi răng vẫn chưa đạt điều kiện. Các chuyên gia răng miệng khuyến cáo, chỉ trong trường hợp bất khả kháng thì người đeo mới được theo niềng. Việc tháo quá sớm khiến các răng có xu hướng quay lại vị trí ban đầu và thất bại ca chỉnh nha.
2.6 không đeo hàm duy trì sau niềng
Sau khi tháo niềng, ai cũng đều rất hào hứng bởi hiệu quả niềng răng đem lại. Lúc này, mọi người dễ dàng quên đi bước cuối cùng để có thể giữ hàm răng được đẹp và duy trì vĩnh viễn. Đó chính là thực hiện đeo hàm duy trì thường xuyên.
Sau khi tháo niềng, răng vẫn chưa ổn định và dễ dàng xô lệch về vị trí ban đầu. Đặc biệt với các thao tác ăn nhai, răng bị tác động và tăng tỷ lệ niềng răng xong bị hô lại. Việc đeo hàm duy trì là rất cần thiết để răng được ổn định và duy trì được vĩnh viễn.
3. Cách khắc phục khi bị hô sau niềng
Niềng răng xong bị hô là một thất bại trong quá trình chỉnh nha của bệnh nhân và cả của bác sĩ. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu hô sau niềng thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ của mình để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu bạn không tin tưởng vào bác sĩ trước đó thì bạn có thể tìm kiếm cho mình một bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra răng miệng để tìm hiểu nguyên nhân tại niềng răng xong bị hô.
Nếu nguyên nhân do răng thì sẽ cần niềng răng lần 2 với phương pháp tiên tiến, hiện đại để niềng răng đạt hiệu quả tối ưu. Có thể niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc hoặc niềng răng Invisalign,…
Trường hợp khác, niềng răng xong bị hô do xương hàm thì sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để cắt xương và đẩy lùi xương, giúp hàm trên và hàm dưới cân đối với nhau, khuôn mặt cũng trở nên thẩm mỹ và hài hòa hơn.
4. Phòng ngừa nguy cơ niềng răng xong bị hô
Về cơ bản, niềng răng cần được thực hiện bởi quy trình nghiêm ngặt và đạt chuẩn. Nha Khoa Trẻ xin tổng hợp những tiêu chí quan trọng giúp bạn có thể có trải nghiệm niềng răng tốt nhất.
4.1 Lựa chọn địa chỉ niềng răng chất lượng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ca niềng và hạn chế tình trạng niềng răng xong bị hô lại. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ, đây là điểm cộng tuyệt vời giúp bạn lựa chọn được cơ sở phù hợp.
Tiêu biểu tại Nha Khoa Trẻ, chúng tôi tự hào khi đã đạt top những địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu Hà Nội trên nhiều trang báo chính thống. Với sứ mệnh đem đến những nụ cười rạng ngời, phòng khám đã được hàng nghìn khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Lựa chọn Nha Khoa Trẻ để niềng răng sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho bạn,
4.2 Tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ
Bác sĩ chỉnh nha sẽ thực hiện các thao tác, kỹ thuật quan trọng ở nha khoa cho khách hàng. Đối với việc chăm sóc sức khỏe cũng như thực hiện theo các chỉ định từ bác sĩ, khách hàng sẽ giữ vai trò quan trọng hơn cả. Dựa vào những chỉ định và lời khuyên từ bác sĩ, bạn có thể góp phần giúp ca niềng thành công.
Một số chỉ định của bác sĩ bạn cần tuyệt đối tuân theo như:
- Thực hiện đeo và tháo niềng đúng theo kế hoạch điều trị
- Tái khám đúng thời gian để kiểm tra và có điều chỉnh cần thiết
- Duy trì đeo hàm theo yêu cầu của bác sĩ
4.3 Chế độ ăn uống và vệ sinh răng niềng hợp lý
Sau khi tháo niềng thì răng của bạn vẫn còn yếu và chưa ổn định, lúc này bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý theo tư vấn của bác sĩ. Nên ăn các thực phẩm mềm và hạn chế các thức ăn quá dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
4.4 Từ bỏ các thói quen xấu
Bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha như nghiến răng, dùng lưỡi đẩy răng, hút thuốc là, uống rượu bia,… Chúng đều là tác nhân khiến răng bạn dễ bị xô lệch sau niềng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
Xem thêm: Những tai nạn niềng răng có thể gặp phải và cách phòng tránh
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã làm rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng niềng răng xong bị hô. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu lệch lạc của hàm răng thì bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để xử lý. Để lên lịch thăm khám hay nhận tư vấn miễn phí, mời bạn liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa