Niềng răng Tiếng anh là gì? Một số thuật ngữ nha khoa quan trọng nhất định phải biết
Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam tiếng anh cũng được sử dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là nha khoa. Vậy niềng răng tiếng Anh là gì?
Hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam tiếng anh cũng được sử dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề, đặc biệt là nha khoa. Vậy niềng răng tiếng Anh là gì? Một số thuật ngữ tiếng anh trong nha khoa như thế nào? Tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.
1. Niềng răng Tiếng Anh là gì?
1.1 Niềng răng là gì?
Niềng răng (chỉnh nha) là một trong những kỹ thuật nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng một bộ khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh, sắp xếp các răng sai lệch về vị trí mong muốn trên cung hàm. Sau khi niềng răng, các tình trạng sai khớp cắn, răng hô móm, lệch lạc đều sẽ được khắc phục hoàn toàn, giúp hàm răng trở nên thẳng hàng và đều đẹp, đặt tính thẩm mỹ cao.
Cơ chế niềng răng chính là lực kéo đẩy trên hệ thống khí cụ được bác sĩ điều chỉnh và kiểm soát tốt trong suốt quá trình niềng răng. Cứ mỗi 2 tuần, bạn sẽ cần đến nha khoa để bác sĩ siết lực niềng răng trên mắc cài hoặc thay khay niềng răng mới. Sự dịch chuyển của nó có thể sẽ rõ ràng từ những lần thăm khám đầu tiên hoặc không tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.
1.2 Niềng răng Tiếng Anh là gì?
Tại các quốc gia khác nhau, niềng răng sẽ có những cách gọi riêng biệt theo ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, Tiếng Anh lại là ngôn ngữ chung của toàn thế giới nên niềng răng tiếng anh có thể sử dụng ở bất cứ đâu. Dưới đây là các từ “niềng răng” trong Tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo:
- Orthodontics (/ɔ:θoudɔntiks/): Đây là thuật ngữ xuất phát từ Hy Lạp, với “orthos” có nghĩa là nắn chỉnh, sắc xếp thẳng hàng, còn “Odont” nghĩa là răng. Chính vì vậy, khi ghép thành “Orthodontics” được hiểu là nắn chỉnh răng, hay còn gọi là niềng răng trong thuật ngữ nha khoa.
- Braces (/breiz/): Đây cũng là một thuật ngữ niềng răng Tiếng Anh được sử dụng rất nhiều. Từ này mang ý nghĩa tương tự “Orthodontics”, cũng dùng để miêu tả quá trình nắn chỉnh răng mọc lệch, cải thiện khớp cắn, giúp chúng trở nên cân đối và hài hòa.
2. Các từ vựng tiếng anh về răng miệng
Bên cạnh niềng răng Tiếng Anh, còn rất nhiều từ ngữ khác liên quan đến răng miệng được sử dụng phổ biến trong nha khoa và cả trong cuộc sống thường ngày.
- Mouth: Miệng
- Gum: Lợi (nướu)
- Baby tooth: răng sữa
- Permanent tooth: răng vĩnh viễn
- Wisdom tooth: răng khôn
- Molar: răng hàm
- Incisor: răng cửa
- Bite: cắn
- Chew: nhai
- Swallow: nuốt
3. Một số thuật ngữ quan trọng trong nha khoa
Để hiểu sâu hơn về kỹ thuật niềng răng trong Tiếng Anh, bạn cũng nên tham khảo một số thuật ngữ liên quan đến bác sĩ, tình trạng răng miệng và khác khí cụ chỉnh nha.
3.1 Bác sĩ chỉnh nha
“Orthodontist” trong tiếng anh chính là để nói về bác sĩ chỉnh nha, người phụ trách chính trong quá trình niềng răng của bạn. Bác sĩ sẽ theo sát tiến trình niềng răng từ thăm khám, tư vấn cho đến các khâu kỹ thuật chuyên sâu khác.
3.2 Tình trạng răng miệng
Hàm hô Tiếng anh được viết là “overbite” và có cách đọc là “ˈōvərˌbīt”. Diễn giải theo đúng từ điển Y học chuyên ngành là thì “overbite” chính là hàm cắn chìa, biểu hiện là tình trạng hàm răng trên nhô ra quá nhiều so với răng hàm dưới.
Răng móm trong tiếng Anh là “underbite“, sự giống nhau của hô và móm Tiếng Anh là “bite”. Có thể hiểu rằng hàm hô và hàm móm đều là sự phát triển quá mức của một hàm răng. Và đối với răng móm thì hàm dưới phát triển vượt ngoài hàm trên khiến cung hàm mất cân đối.
Răng khấp khểnh tiếng Anh là “uneven tooth“ được hiểu là tình trạng răng mọc lộn xộn, không đều nhau khiến hàm răng kém duyên.
Răng thưa Tiếng Anh gọi là “gap-toothed“ được ghép giữa hai từ đơn lẻ là “gap” và “toothed”. “Gap” có nghĩa là khoảng trống được ghép với từ răng “tooth – ed”, đồng nhất lại được hiểu là răng bị khoảng trống là tình trạng răng bị thưa.
Xem thêm: Niềng răng chuyên sâu ở người lớn
3.3 Các khí cụ chỉnh nha
Hàm duy trì tiếng Anh là “Retainers”, đây là dụng cụ niềng răng duy trì sau chỉnh nha, sử dụng để cố định các răng đã được nắn chỉnh “nằm yên” tại vị trí mới.
Mắc cài Tiếng Anh là “Braket” cùng với dây cung là “wite”, dây thun là “elastic tie” và nắp khoá trên mắc cài là “hook“. Đây là các khí cụ được sử dụng trong phương pháp niềng răng mắc cài, “elastic tie” thì sử dụng trong niềng răng mắc cài thường còn “hook“ thì dùng trong niềng răng mắc cài tự buộc.
Khí cụ nha khoa tháo lắp là “plates”, là loại khí cụ niềng răng hiện đại nhất hiện nay còn có tên là niềng răng trong suốt, không cố định trên răng mà có thể tháo lắp dễ dàng nên thuận tiện hơn cho người niềng.
4. Một số mẫu câu Tiếng Anh thường gặp trong nha khoa
4.1 Mẫu câu Tiếng Anh mà bác sĩ thường sử dụng
- Would you like to come through?: Mời anh/chị vào phòng khám
- I’d like a check-up: Tôi muốn khám răng
- Have you had any problems?: Răng anh/chị có vấn đề gì không?
- I’ve got toothache: Tôi bị đau răng
- Which tooth hurts? Please show me: Răng nào bị đau vậy? Hãy chỉ giúp tôi
- I’ve chipped a tooth: Tôi bị sứt một cái răng
- I’d like a clean and polish, please: Tôi muốn làm sạch và tráng bóng răng (lấy cao răng)
- Can you open your mouth, please?: Anh/chị há miệng ra được không?
- I’m going to give you an x-ray: Tôi sẽ chụp x – quang cho anh/chị
4.2 Mẫu câu Tiếng Anh khách hàng có thể sử dụng khi đến nha khoa
- I’ve got toothache: Tôi bị đau răng
- I’d like a check-up: Tôi muốn khám răng
- I’ve chipped a tooth: Tôi bị sứt một cái răng
- I’d like a clean and polish, please: Tôi muốn làm sạch và lấy cao răng
- Can I make an appointment please?: Tôi có thể đặt lịch hẹn trước được chứ?
- How much will it cost?: Loại này có giá khoảng bao nhiêu tiền?
Trên đây Nha khoa Trẻ đã cung cấp những thông tin quan trọng về niềng răng Tiếng Anh là gì? Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bên cạnh việc quan tâm đến các kiến thức niềng răng thì cũng đừng quên lưu ý cho mình những cách chăm sóc răng miệng hiệu quả nhé:
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa