Niềng răng mắc cài titan là gì? Quy trình niềng răng titan
Trong bài viết này chúng ta làm rõ niềng răng mắc cài titan là gì? Ưu nhược điểm của mắc cài titan và quy trình niềng răng mắc cài titan.
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay, phương pháp này rất đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau từ mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, mắc cài titan,… Trong bài viết này chúng ta làm rõ niềng răng mắc cài titan là gì? Ưu nhược điểm của mắc cài titan và quy trình niềng răng mắc cài titan.
1. Niềng răng mắc cài titan là gì?
Cũng giống các kỹ thuật niềng răng mắc cài khác, niềng mắc cài titan cũng sử dụng hệ thống khung niềng gồm mắc cài, dây cung và dây thun để nắn chỉnh răng. Những khí cụ này được lắp cố định ở mặt ngoài của răng và liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. Bác sĩ sẽ siết lực trên hệ thống mắc cài để dịch chuyển các răng dần dần về vị trí mong muốn.
Từ tên gọi ta có thể biết rằng loại mắc cài này được làm từ hợp chất titan, chúng có độ cứng chắc cao giúp răng dịch chuyển bền vững trên cung hàm. Thời gian chỉnh nha mắc cài titan sẽ dao động từ 18 – 24 tháng tùy vào tình trạng răng của từng người. Có những trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh quá phức tạp thì thời gian niềng răng có thể lên tới 36 tháng và cần thêm từ 1 – 2 năm đeo hàm duy trì.
2. Ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài titan
Niềng răng mắc cài titan là phương pháp có mức giá khá thấp so với các phương pháp niềng răng khác nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Do đó, phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn khi niềng răng tại nha khoa.
Ưu điểm:
- Chi phí hợp lý: Khi lựa chọn bất kỳ phương pháp niềng răng nào thì chắc hẳn mức chi phí niềng răng cũng được người dùng cân nhắc rất nhiều. Mà phương pháp niềng răng mắc cài titan lại có mức giá thấp hơn nhiều so với mắc cài sứ, hay mắc cài pha lê nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện được.
- Nhẹ và bền hơn so với mắc cài kim loại khác: Do có chất liệu titan nên loại mắc cài này khá nhẹ mà vẫn đảm bảo được độ bền chắc của khung niềng. Vì vậy, khi sử dụng mắc cài titan có thể tạo lực mạnh để giúp răng dịch chuyển nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Không gây kích ứng môi má: Đối với những trường hợp bị dị ứng kim loại thì hoàn toàn có thể sử dụng được mắc cài titan mà không lo mắc cài gây kích ứng môi, má, lưỡi hay nướu lợi.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao: Mắc cài titan có màu sắc lộ rõ trên răng, vì vậy có thể khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống thường ngày.
- Thiết kế khá cồng kềnh: Khi sử dụng mắc cài titan bạn có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu ở môi và nướu bởi mắc cài thiết kế không được gọn nhẹ mà khá cồng kềnh.
Xem thêm:
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu?
Mắc cài kim loại có mấy loại? Chi phí của từng loại là bao nhiêu?
3. Quy trình niềng răng mắc cài titan tại Nha khoa Trẻ
Niềng răng mắc cài nói chung và niềng răng mắc cài titan nói riêng tại Nha khoa Trẻ đều được thực hiện tuần tự theo 6 bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để kiểm tra mức độ lệch lạc của hàm răng cũng như các bệnh lý răng miệng đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn phương án niềng răng thích hợp nhất để mang lại hiệu quả tối ưu.
Đối với các trường hợp mắc phải bệnh lý sâu răng, viêm nướu hay viêm tủy,… thì bạn cần điều trị triệt để trước khi tiến hành niềng răng. Như vậy, quá trình niềng răng chỉnh nha sau này mới đạt hiệu quả cao và thời gian niềng sẽ không bị kéo dài.
Bước 2: Chụp X-quang và lấy mẫu hàm
Sau khi thăm khám tổng quát thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng cho bạn. Dựa trên ảnh chụp 3D đa chiều bác sĩ biết chính xác tình trạng răng, xương hàm và cung hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Tiếp đó sẽ tiến hành lấy mẫu hàm để lưu trữ tình trạng răng và khớp cắn trước khi tiến hành điều trị. Đồng thời để xác định thời gian cho quá trình niềng răng sắp tới.
Bước 3: Gắn mắc cài titan
Bác sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài titan lên răng bao gồm mắc cài, dây cung, có thể có dây thun hoặc không. Đây chính là giai đoạn bắt đầu quá trình niềng răng của bạn.
Bước 4: Tái khám định kỳ
Theo từng giai đoạn niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để theo dõi và điều chỉnh lực trên mắc cài. Lịch thăm khám định kỳ sẽ được bác sĩ chỉ định rõ ràng và thống nhất với bạn trước khi tiến hành niềng răng chỉnh nha. Thông thường thời gian thăm khám sẽ là 2 tuần/lần và càng về sau thì thời gian tái khám sẽ được giãn ra nhiều hơn.
Bước 5: Tháo mắc cài chỉnh nha
Khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm theo như kế hoạch điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo hệ thống mắc cài. Tuy nhiên, đây chưa phải là giai đoạn kết thúc quá trình niềng răng bởi sau đó bạn có thể sẽ phải đeo hàm duy trì để tránh hiện tượng răng “chạy” về vị trí cũ.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại bao lâu?
Bước 6: Khám răng sau niềng
Sau khi đạt kết quả niềng răng thì bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần. Việc này nhằm mục đích vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và theo dõi tình trạng răng sau niềng. Như vậy sẽ ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm cũng như giúp bảo vệ răng niềng khỏe đẹp lâu dài.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa