NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu? Quy trình thực hiện

Niềng răng khớp cắn hở bao lâu cần thời gian từ 1 - 2 năm điều trị, quy trình chỉnh nha cần tuân thủ các bước đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn tuyệt đối.

Các trường hợp sai khớp cắn cần thực hiện chỉnh nha càng sớm càng tốt để điều chỉnh những sai lệch do răng và khớp cắn. Đặc biệt là trường hợp khớp cắn hở, việc điều trị tình trạng này tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Vậy niềng răng khớp cắn hở như thế nào? Mất bao lâu? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Khớp cắn hở gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân

1. Khớp cắn hở là gì? 

Khớp cắn hở là tình trạng hàm trên và hàm dưới không cắn khít lại với nhau ở trạng thái nghỉ mà tạo thành một khoảng cách đáng kể giữa các răng hai hàm. Nhóm răng cửa bị hở khiến bạn có thể nhìn thấy lưỡi bên trong ngay cả khi khép miệng.

Để dễ dàng nhận biết tình trạng khớp cắn hở thì có thể theo dõi các đặc điểm dưới đây:

  • Nhóm răng trước của hai hàm bao gồm răng cửa và răng nanh không chạm được vào nhau được dù cố gắng đến đâu.
  • Cung răng hàm trên thường có dạng chữ V
  • Các răng phía sau là răng tiền hàm và răng hàm vẫn tiếp xúc với nhau ở mặt ăn nhai như bình thường.
  • Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm vẫn nằm trên một đường thẳng, không bị gấp khúc.
Khớp cắn hở khiến các nhóm răng trước khó chạm nhau

Trường hợp được các chuyên gia đánh giá nghiêm trọng và ảnh hưởng nhất là khớp cắn hở. Không chỉ về mặt thẩm mỹ, tình trạng này còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và tổng thể. Vậy nên niềng răng khớp cắn hở là chỉ định cần thiết để bảo vệ sức khỏe về lâu dài.

2. Có nên niềng răng khớp cắn hở không?

Niềng răng khớp cắn hở là biện pháp điều trị nha khoa để đưa khớp cắn về tỉ lệ chuẩn, hàm trên và hàm dưới cân xứng với nhau. Lúc này bạn sẽ sở hữu hàm răng khỏe đẹp với nhiều lợi ích như sau:

  • Đạt thẩm mỹ cao:Niềng răng lệch khớp cắn không chỉ tác động đến răng, khớp cắn mà còn giúp bạn lấy lại khuôn mặt cân đối, hài hòa. Từ đó bạn sẽ tự tin với nụ cười của mình và khả năng giao tiếp sẽ tốt hơn.
  • Phát âm chuẩn, rõ chữ: Với các trường hợp sai khớp cắn, đặc biệt là khớp cắn hở sẽ khiến bạn phát âm khó khăn. Và điều này sẽ được khắc phục hoàn toàn nếu bạn can thiệp chỉnh nha từ sớm.
  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Chức năng ăn nhai được khôi phục và bạn có thể ăn nhai, cắn xé thức ăn như bình thường. Khi đó cơ thể sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hệ tiêu hóa cũng hoạt động khỏe mạnh.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp: Khớp cắn hở rất dễ gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản. Vậy nên, việc thực hiện chỉnh nha khớp cắn hở lúc này cần thiết để khắc phục tình trạng này.
  • Bảo vệ răng và khớp cắn: Các tình trạng gãy vỡ, mài mòn răng hay rối loạn khớp thái dương đều được ngăn ngừa hiệu quả.
Hàm răng chuẩn khớp cắn sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện thì nên thực hiện niềng răng khớp cắn hở càng sớm càng tốt. Hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để được bác sĩ chỉnh nha thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: 

Răng quặp có niềng răng được không?

Tác dụng của niềng răng thưa và những điều cần biết

3. Các phương pháp niềng răng cắn hở

Chỉnh nha khớp cắn hở được chỉ định trong các trường hợp sai lệch do răng, tùy thuộc vào từng mức độ và nhu cầu của từng người mà các phương pháp niềng răng là khác nhau.

3.1 Niềng răng khớp cắn hở bằng mắc cài

Đây là phương pháp đã có từ lâu đời và đến nay vẫn rất được ưa chuộng. Niềng răng khớp cắn hở với mắc cài đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu mà chi phí tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, nó có tính thẩm mỹ chưa cao, mắc cài hơi vướng víu khiến người niềng khó chịu và gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

3.2 Niềng răng trong suốt Invisalign

Phương pháp chỉnh nha Invisalign được xem là sự cải tiến hoàn hảo và vượt bậc nhất thời điểm hiện tại. Bởi nó không chỉ giúp niềng răng khớp cắn hở với kết quả cao nhất mà còn đáp ứng hoàn hảo về tính thẩm mỹ khi đeo niềng.

Hơn thế nữa, khay niềng ôm sát thân răng, tháo lắp thuận tiện nên giúp người niềng dễ dàng trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Thêm một ưu điểm nữa của phương pháp Invisalign là nó rút ngắn thời gian chỉnh nha so với mắc cài từ 4 – 6 tháng.

Niềng răng trong suốt Invislaign – Hiệu quả tối ưu cho các trường hợp sai khớp cắn

4. Quy trình niềng răng khớp cắn hở tại Nha Khoa Trẻ

Dù là trường hợp khớp cắn hở hay khớp cắn ngược, khớp cắn sâu thì quy trình niềng răng vẫn cần tuân thủ đầy đủ các bước dưới đây để đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật. 

4.1 Thăm khám và nhận tư vấn tình trạng răng miệng

Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá về tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào tình trạng khớp cắn hở nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ thống nhất cùng người bệnh phương pháp chỉnh nha nào tối ưu nhất.

4.2 Chụp X – quang răng và lấy mẫu hàm

Với hệ thống máy móc hiện đại, các thông số về tình trạng răng, xương hàm, cung răng sẽ có độ chính xác cao nhất. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm. Nếu bạn lựa chọn phương pháp niềng răng trong suốt, đây là khâu đặc biệt quan trọng để thiết kế khay niềng vừa khít khung hàm.

4.3 Gắn khí cụ chỉnh nha

Quá trình chỉnh nha khớp cắn hở sẽ bắt đầu từ bước gắn các khí cụ. Với niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn các mắc cài cố định lên răng. Còn với niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ gắn các điểm tựa trên răng và đeo máng niềng cho bạn.

4.4 Theo dõi và tái khám

Trong những lần hẹn tiếp theo, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng nhằm điều chỉnh lực siết phù hợp. Nếu cần thiết, việc nhổ bỏ, tách kẽ hay mài răng sẽ được hỏi ý kiến khách hàng và thực hiện.

4.5 Tháo khí cụ và đeo hàm duy trì

Khi răng đã được kéo đến các vị trí mong muốn, bạn sẽ được tháo khí cụ và đeo hàm duy trì. Công dụng của chiếc hàm này nhằm giữ vị trí các răng và hạn chế tình trạng xu hướng quay lại vị trí ban đầu của răng.

4.6 Thăm khám định kỳ sau khi chỉnh nha

Nha Khoa Trẻ khuyến cáo khách hàng nên thăm khám định kỳ 6 tháng một lần. Điều này nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng nếu có. 

5. Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu?

Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ khó của răng, phương pháp chỉnh nha và kỹ thuật nha khoa áp dụng. Trung bình một ca chỉnh nha khớp cắn hở sẽ dao động từ 18 – 24 tháng, trường hợp khớp cắn hở quá nặng lên tới 36 tháng. Và sau đó cần được đeo hàm duy trì thêm một thời gian để cố định răng sau niềng.

6. Niềng răng cắn hở bao nhiêu tiền? 

Xin mời bạn tham khảo bảng giá đến từ Nha Khoa Trẻ, đơn vị hàng đầu cung cấp các dịch vụ chỉnh nha tại Hà Nội.

Dịch vụ

Đơn vị

Mức giá

Chỉnh nha trẻ em GĐ 1 – GĐ 3

Trọn gói 2 hàm 

15.000.000 – 45.000.000

Mắc cài Kim loại tự động Damon Mỹ

Trọn gói 2 hàm 

40.000.000

Mắc cài sứ 3M Mỹ

Trọn gói 2 hàm 

45.000.000

Mắc cài tự động 3M Mỹ

Trọn gói 2 hàm 

55.000.000

Máng trong suốt Invisalign Mỹ Mức 1 – Mức 4

Trọn gói 2 hàm 

80.000.000 – 140.000.000

Mini vít với máng hướng dẫn

1 vis

2.000.000

Làm lại hàm chỉnh nha (Nếu mất)

1 hàm

1.000.000

Đến với Nha Khoa Trẻ, bạn sẽ được hỗ trợ và cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự hào đã giúp hàng nghìn khách hàng niềng răng khớp cắn hở có được hàm răng như mong muốn. Hãy lựa chọn Nha Khoa Trẻ để có những trải nghiệm dịch vụ nha khoa tuyệt vời nhất.

Niềng răng cắn hở, răng cửa hô chìa
Niềng răng cắn hở ở nhóm răng sau

Niềng răng cắn hở, chen chúc

Tổng kết lại, tình trạng khớp cắn hở nếu không được xử lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngoài những vấn đề như niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu hay có những phương pháp nào, chắc hẳn bạn đọc vẫn còn nhiều thắc mắc cần làm rõ. Hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để nhận tư vấn và hỗ trợ.

NHA KHOA TRẺ – ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

 

Tác giả:

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.