Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không? Chi tiết các loại thuốc
Niềng răng có được uống thuốc giảm đau và bài viết này sẽ nêu những danh sách các loại thuốc cũng như những lưu ý quan trọng.
Trong quá trình niềng răng, khách hàng có thể gặp những cơn đau nhức do nhổ răng, răng và nướu kích ứng, thay đổi lực siết từ các khí cụ,… Do những ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày, khách hàng đặc biệt quan tâm niềng răng có được uống thuốc giảm đau không và chi tiết các loại thuốc. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu về chủ đề này ngay bây giờ.
1. Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?
Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, niềng răng hoàn toàn có thể uống thuốc giảm đau. Điều này hoàn toàn bình thường đặc biệt khi cơn đau quá dữ dội hay sau khi thực hiện các thủ thuật như nhổ răng, siết dây cung. Với nhiều người, mức độ chịu đau có thể thấp và thuốc giảm đau sẽ là giải pháp hữu hiệu lúc này.
Tuy nhiên, việc sử dụng cần đúng theo chỉ định từ bác sĩ và không tự ý lạm dụng để tránh hậu quả có thể xảy ra. Cơn đau cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau và kéo dài dai dẳng mặc dù đã uống thuốc. Vì vậy, giải pháp tối ưu nhất là bạn nên thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nha khoa.
2. Các loại thuốc giảm đau khi niềng răng
Dưới đây là danh sách chi tiết về các loại thuốc thường được sử dụng mà bạn cần biết.
2.1 Acetaminophen
Acetaminophen hay Paracetamol chắc chắn là loại thuốc giảm đau niềng răng hay đau đầu, đau nhức do ốm,… phổ biến nhất hiện nay. Thuốc được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình. Acetaminophen không có hoạt tính kháng viêm và tương đối an toàn với cả trẻ em hay phụ nữ có thai.
2.2 Ibuprofen
Ibuprofen là loại thuốc được xếp vào nhóm kháng viêm không steroid (NSAID). Với cơ chế giảm khả năng tổng hợp prostaglandin E2a, thuốc sẽ giúp giảm khả năng cảm thụ với những cơn đau xuất phát từ sợi thần kinh cảm giác. Hiệu quả giảm đau của thuốc hiệu quả nhất với những cơn đau nhẹ đến vừa.
2.3 Viên sủi Efferalgan
Bên cạnh niềng răng uống thuốc giảm đau, sử dụng viên sủi dạng bọt cũng được rất nhiều người lựa chọn. Efferalgan là viên sủi có thành phần chính là paracetamol cùng một số hoạt chất giúp tăng hiệu quả giảm đau như vitamin C, Codein,… Khả năng hấp thụ và giảm đau của sản phẩm được đánh giá là tương đối nhanh.
2.4 Thuốc Aspirin
Aspirin cũng được xếp vào nhóm những loại thuốc chống viêm không steroid. Dựa trên cơ chế ức chế enzym COX và các chất gây ra cảm giác đau như prostaglandin, thromboxan…, Aspirin sẽ giúp giảm đau, hạ nhiệt và đồng thời chống viêm. Thuốc phát huy hiệu quả tối đa nếu sử dụng ngay thời điểm đau nhức răng khi niềng.
2.5 Thuốc Benzocain
Cái tên cuối cùng trong danh sách các loại thuốc giảm đau khi niềng răng là Benzocain. Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ ở dạng ester với thành phần chính là hoạt chất Benzocain. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp đau nhức nặng như sau khi cắm minivis hoặc sau khi nhổ răng để tạo khoảng.
Xem thêm:
Niềng răng trả góp trả trước bao nhiêu? Thủ tục như thế nào?
7 dụng cụ vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất
3. Khi niềng răng uống thuốc giảm đau cần lưu ý gì?
Dưới đây là những lưu ý quan trọng từ đội ngũ bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ dành riêng cho bạn.
3.1 Kê đúng đơn, đúng thuốc
Tình trạng kê thuốc tự phát, lấy thuốc không theo đơn hiện nay tương đối phổ biến tại nước ta. Việc sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ định có thể gây ra những phản ứng xấu cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên yêu cầu sự hỗ trợ từ bác sĩ và thực hiện kê thuốc đúng theo đơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.
3.2 Đúng liều lượng
Những cơn đau nhức sau khi nhổ răng, siết dây cung,… có thể diễn ra dai dẳng với cường độ khác nhau. Nếu những cơn đau vẫn kéo dài, bạn không nên sử dụng nhiều thuốc giảm đau hơn vì điều này có thể gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có liều lượng thuốc sử dụng khác nhau.
3.3 Lưu ý tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc giảm đau khi niềng răng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Ví dụ Ibuprofen có thể gây khó thở buồn nôn, Aspirin gây phát ban và đau dạ dày, viên sủi Efferalgan có thể gây chán ăn cũng như tiêu chảy. Do đó, khách hàng cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để xử lý nếu gặp tác dụng phụ.
3.4 Tránh lạm dụng thuốc
Thông thường, những cơn đau nhức khi niềng răng sẽ rõ ràng nhất nếu thực hiện siết hàm hay nhổ răng. Trong đó, thuốc giảm đau khi niềng răng được sử dụng chủ yếu cho những trường hợp nhổ răng. Những cơn đau do siết hàm, xê dịch răng sẽ thường kết thúc sau vài ngày và có thể chịu đựng được.
Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ thay vì sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bác sĩ tìm hiểu rõ được nguyên nhân gây ra đau nhức như có va chạm ngoại lực, siết quá mạnh,… và đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.
Trên đây là danh sách các loại thuốc giảm đau khi niềng răng được khuyên dùng cùng một số lưu ý. Việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này cần tuân theo đúng chỉ định từ bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ, liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa