NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

5 dấu hiệu niềng răng bị hỏng, cách khắc phục và phòng ngừa

Dấu hiệu niềng răng bị hỏng như đau hàm, tụt lợi, lệch mặt, lệch nhân trung, bật chân răng cảnh báo các mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Niềng răng chỉnh nha nhằm nắn chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm mang lại tính thẩm mỹ khuôn mặt và cải thiện khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp niềng răng bị hỏng không những làm răng bị xấu mà còn gây ra nhiều hậu quả không tưởng.

Hậu quả khôn lường từ việc niềng răng bị hỏng

1. Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng

Niềng răng không phải là một quá trình ngắn, nó có thể kéo dài từ 18 – 24 hoặc hơn nữa tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Trong quá trình này, sẽ có những đau nhức nhẹ do lực siết trên răng và các răng đang dịch chuyển dần trên cung hàm.

Nhưng có một số trường hợp niềng răng làm đau nhức nghiêm trọng, kéo dài không dứt gây ra tình trạng ăn nhai khó khăn. Đây chính là một trong nhiều hậu quả mà niềng răng bị hỏng gây ra. Một số hậu quả nghiêm trọng hơn nữa phải kể đến đó là:

1.1 Đau hàm, răng chết tủy

Nếu niềng răng bị hỏng làm cho 2 hàm không thể khớp với nhau khiến việc ăn nhai khó khăn, làm đau hàm và mỏi cơ khi nhai. Đồng thời, răng dịch chuyển sai lệch gây ra tình trạng răng chết tủy.

1.2 Niềng răng xong bị tụt lợi

Với một ca niềng răng không thành công thì việc bị tụt lợi là không thể tránh khỏi. Điều này là do sự dịch chuyển quá mức của răng trên cung hàm gây ra. Cùng với đó là tình trạng niềng răng xong bị hở lợi mất thẩm mỹ nghiêm trọng. 

Răng dịch chuyển sai lệch có thể làm tụt lợi, tụt nướu

1.3 Lệch nhân trung, khuôn mặt mất cân đối

Niềng răng giúp bạn cải thiện khớp cắn, nắn chỉnh nó về dạng khớp cắn chuẩn giúp khuôn mặt hài hòa hơn. Tuy nhiên, tác hại niềng răng trong một số trường hợp khiến khuôn mặt thay đổi tiêu cực, làm mất đi sự hài hòa ban đầu và làm lệch nhân trung gây mất thẩm mỹ.

1.4 Sau niềng răng bị sai khớp cắn

Sau niềng răng, nếu bạn gặp phải các tình trạng hô, móm, khớp cắn sâu thì chắc chắn là bạn đã niềng răng bị hỏng hoặc đây là tình trạng tái phát sau niềng răng. Nó không hề giúp bạn trở nên đẹp hơn mà còn khiến tình trạng răng trở nên nghiêm trọng hơn lúc ban đầu.

1.5 Chân răng bị tiêu, bật ra khỏi xương hàm

Trong trường hợp lựa tác động quá lớn trên răng sẽ gây ra hiện tượng răng bị nhô lên, bật ra khỏi xương hàm. Khi đó, răng sẽ bị tiêu dần và có thể bạn sẽ phải trồng răng giả để thay thế.

Niềng răng thất bại dẫn đến nhiều nguy hại cho răng miệng

Ngoài ra, việc chi trả cho một ca niềng răng cũng làm tốn kém chi phí của bạn, có thể bạn sẽ phải tiến hành chữa trị lại làm mất thêm chi phí lần 2. Hơn nữa, bạn cũng sẽ mất công sức và thời gian đi lại khá nhiều trong suốt thời gian niềng răng của mình.

2. Nguyên nhân khiến niềng răng bị thất bại

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một ca niềng bị thất bại và tiêu biểu nhất có thể kể đến 4 nguyên nhân dưới đây.

2.1 Do bác sĩ thực hiện thiếu chuyên môn

Nguyên nhân hàng đầu khiến quá trình niềng răng bị hỏng xuất phát từ bác sĩ chỉnh nha. Mặc dù là một trong những dịch vụ nha khoa phổ biến hàng đầu, niềng răng chỉnh nha vẫn yêu cầu trình độ chuyên môn của người thực hiện rất cao. Điều này giúp đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra tuần tự và hạn chế rủi ro.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm của bác sĩ cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu bác sĩ còn non tay, chưa tiếp xúc với nhiều ca niềng có thể dẫn đến tình trạng không biết xử lý như thế nào. Dù là siết hàm không đủ lực, lên sai phác đồ điều trị, tư vấn sai tình trạng,… thì đều có thể khiến ca niềng răng thất bại

2.2 Do thiết bị chỉnh nha không đảm bảo

Chỉnh nha sử dụng các loại khí cụ như dây cung, mắc cài để thực hiện dịch chuyển răng về đúng vị trí. Bác sĩ cũng cần sử dụng rất nhiều dụng cụ nha khoa xuyên suốt quá trình thực hiện. Vì vậy, bất kỳ thiết bị hay dụng cụ nào không đảm bảo chất lượng đều có khả năng gây rủi ro cho ca niềng rất lớn.

Tiêu biểu nếu các khí cụ kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng viêm nướu ở khách hàng. Lực kéo cũng không đảm bảo khiến răng không được dịch chuyển như ý muốn. Hay trong quá trình thực hiện, điều kiện vô trùng của dụng cụ không đảm bảo sẽ dễ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm

2.3 Do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Có thêm những khí cụ trong miệng sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, ăn uống. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn và các mảng bám sẽ có cơ hội bám vào răng và gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bên cạnh đó, một chế độ ăn không hợp lý với đồ ăn quá cứng, quá dai cũng có thể gây gãy mắc cài.

2.4 Quên hoặc sử dụng hàm duy trì sai cách

Đây là nguyên nhân đáng tiếc nhất khiến ca niềng răng bị hỏng, răng bị xô lệch trở lại vị trí cũ. Để giải thích cho điều này, khi tháo niềng thì các răng vẫn chưa ổn định và có xu hướng dịch chuyển về vị trí cũ. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì ít nhất 6 tháng để đảm bảo hiệu quả.

Xem thêm:Niềng răng xong vẫn bị thưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để tránh niềng răng xấu, bị hỏng

3. Cách khắc phục khi niềng răng bị hỏng kịp thời 

Với mỗi trình trạng niềng răng bị hỏng sẽ có cách xử lý và điều trị khác nhau. Để có được hướng xử lý phù hợp, bạn cần đến những địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và kiểm tra tổng quát. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tiêu biểu tương ứng với tình trạng răng niềng bị hỏng.

  • Chân răng bật khỏi xương hàm, tiêu răng: Nếu tình trạng tiêu răng nhẹ thì không ảnh hưởng đến răng sau này trên cung hàm hoặc có thể dịch chuyển răng chậm hơn.
  • Niềng răng bị hở lợi:  Bác sĩ sẽ cho bạn đeo mắc cài và đánh lún khối xương hàm trên hoặc toàn bộ khối răng trước.
  • Tụt lợi: Bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra tổng quát. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ tiến hành ghép lợi, tái sinh mô.
  • Răng chết tủy, đau hàm: Ưu tiên hàng đầu là xử lý tình trạng bệnh lý gặp phải triệt để rồi mới có thể tiếp tục quá trình niềng răng. Nếu răng bị chết tủy thì có thể tiến hành bọc răng sứ hay trồng răng Implant.
  • Khí cụ, tay nghề bác sĩ không được đảm bảo: Bạn có thể liên hệ với địa chỉ nha khoa thực hiện để hưởng chế độ bảo hành. Nếu không yên tâm và muốn đối nha khoa khác, hãy ưu tiên những nha khoa uy tín để tránh mất thời gian và tiền bạc.

Xem thêm: Niềng răng trong suốt Invisalign – Rút ngắn thời gian từ 4 – 6 tháng

Răng đã chết tủy cần bọc răng sứ để phục hình

4. Cách ngăn ngừa tình trạng niềng răng hỏng

Niềng răng bị hỏng không chỉ không mang lại vẻ đẹp cho chúng ta mà còn khiến răng và xương hàm bị hư hỏng nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn cần chú trọng đến những vấn đề sau đây để đảm bảo niềng răng chỉnh nha an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

  • Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám đúng hẹn lịch hẹn.
  • Trong quá trình niềng răng, nếu thấy bất kỳ một biểu hiện bất thường nào như chảy máu, đau nhức kéo dài thì cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, nên sử dụng kết hợp bàn chải kẽ, chỉ nha khoa với bàn chải thường.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá dai làm ảnh hưởng đến khung niềng.
  • Lưu ý quan trọng nhất là bạn phải lựa chọn cho mình một địa chỉ niềng răng đủ uy tín về bác sĩ chuyên môn, thiết bị nha khoa hiện đại và vật liệu chỉnh nha chính hãng.
Cần lưu ý vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng để hạn chế nguy cơ niềng răng không thành công

Là một cơ sở niềng răng uy tín tại Hà Nội, Nha khoa Trẻ tự tin sẽ trở thành người bạn đáng tin cậy của bạn trên con đường chinh phục cái đẹp, chinh phục ước mơ của mình. Để sẵn sàng cho quá trình niềng răng sau, bạn có thể tham khảo một số hình ảnh niềng răng trước và sau của khách hàng Nha khoa Trẻ: Tại đây

Liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ và đặt lịch hẹn để được các chuyên gia bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.