Nội dung chính

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 01/03/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Niềng răng bị chảy máu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng chỉnh nha do nhiều nguyên nhân khác nhau từ ý thức chủ quan của người niềng cho đến các tác nhân bên ngoài. Do đó, để hiểu chi tiết niềng răng chảy máu là do đâu và cách khắc phục như thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Niềng răng bị chảy máu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng chỉnh nha do nhiều nguyên nhân khác nhau từ ý thức chủ quan của người niềng cho đến các tác nhân bên ngoài. Do đó, để hiểu chi tiết niềng răng chảy máu là do đâu và cách khắc phục như thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Niềng răng bị chảy máu nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân niềng răng bị chảy máu

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha thẩm mỹ mang lại hàm răng khỏe khoắn và đều đẹp cho bạn. Các phương pháp niềng răng được áp dụng hiện nay là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng biệt.

Tuy nhiên, trường hợp niềng răng bị chảy máu chân răng, má hoặc lợi thì thường chỉ xảy ra với những người niềng răng mắc cài. Vậy nguyên nhân do đâu mà niềng răng mắc cài bị chảy máu?

1.1 Do khí cụ gây nên

Hệ thống mắc cài của phương pháp niềng răng truyền thống khá kênh cộm nên khi gắn cố định trên răng sẽ khiến cho người niềng không quen, cảm thấy vướng víu. Các mô mềm trong khoang miệng như môi, má, lưỡi thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với vật liệu cứng là mắc cài dây cung nên dễ bị tổn thương. Đặc biệt là những tình huống dây cung thừa sau khi răng “chạy” có nguy cơ đâm vào má gây đau nhức, chảy máu.

Tuy nhiên, tình trạng cũng không thường xuyên xảy ra và có thể kiểm soát được nếu bạn lưu ý cho mình những cách xử lý hiệu quả theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp thừa dây cung làm tổn thương đến mô mềm gây chảy máu khi niềng

1.2 Do viêm lợi

Bệnh lý viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân dễ khiến bạn bị chảy máu khi niềng răng mắc cài. Như bạn đã biết việc gắn mắc cài trên răng rất khó vệ sinh răng miệng, đặc biệt là những kẽ răng và chân răng. Chính vì vậy, nếu vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng và đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm lợi khiến niềng răng bị chảy máu chân răng.

1.3 Do thiếu dinh dưỡng

Thông thường trong thời gian đầu khi niềng răng mắc cài, bạn không chỉ cảm thấy khó vệ sinh răng miệng và cả đến việc ăn nhai cũng không thoải mái. Việc đau nhức răng sẽ cản trở cảm giác ngon miệng, khiến bạn chán ăn, sút cân, hóp má khi niềng răng.

Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C dẫn đến hiện tượng chảy máu lợi. Bởi vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen để nuôi các mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu vitamin K trong một thời gian dài cũng sẽ là nguyên nhân làm niềng răng bị chảy máu.

Chán ăn, thiếu dinh dưỡng khi niềng răng là nguyên nhân khiến vị trí chân răng bị chảy máu

1.4 Do một số bệnh lý khác

Nếu trước hoặc trong quá trình niềng răng xuất hiện một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn tiểu cầu,… thì đều có thể xảy ra hiện tượng niềng răng bị chảy máu chân răng hoặc vùng nướu.

Chảy máu chỉ một biểu hiện rất nhỏ của các bệnh lý này, chính vì vậy bạn không nên quá lo lắng, ngoài ra nếu có một số biểu hiện lạ khác thì bạn nên đi thăm khám để bảo vệ sức khỏe cho mình.

2. Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị chảy máu

2.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng rất cần được chú trọng khi niềng răng, để tránh các bệnh lý răng miệng diễn biến phức tạp làm chảy máu khi niềng răng và khiến quá trình chỉnh nha bị kéo dài.

Bạn nên chải răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, lưu ý lựa chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến nướu hay làm bung tuột mắc cài. Sử dụng kết hợp nhiều dụng cụ vệ sinh như bàn chải kẽ, máy tăm nước,… sẽ giúp răng miệng được làm sạch kỹ lưỡng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng để sát trùng vùng nướu bị tổn thương, giúp lành thương nhanh chóng. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cũng sẽ giúp ngăn ngừa răng bị ố vàng khi niềng, giúp bạn tự tin với nụ cười của mình trong suốt thời gian chỉnh nha. 

Vệ sinh răng miệng với bàn chải kẽ để làm sạch hệ thống mắc cài

2.2 Xây dựng thực đơn khoa học

Mặc dù trong những ngày đầu, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhưng vẫn nên cố gắng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Có thể sử dụng các loại thực phẩm mềm như cháo thịt, súp, canh,… và các loại đồ uống sinh tố sẽ giúp bạn dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng làm niềng răng bị chảy máu, bị hóp má.

Trong suốt quá trình niềng răng, bạn không nên kiêng khem quá nhiều, chỉ cần đảm bảo tránh các thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc nóng, lạnh để răng không bị ê nhức, khó chịu.

Xem thêm: 

Dây thun niềng răng bị vàng

Niềng răng bị sâu răng phải làm sao? Cách phòng ngừa thế nào?

Nên xây dựng thực đơn dành riêng cho người niềng răng để đạt hiệu quả cao nhất

2.3 Tái khám định kỳ

Thời gian tái khám định kỳ thông thường là 2 tuần/lần để bác sĩ theo dõi, kiểm tra và siết lực cho giai đoạn niềng răng tiếp theo của bạn. Đây là khoảng thời gian mà bác sĩ đã ước lượng chính xác khả năng dịch chuyển của răng, chính vì vậy bạn nên tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lại dây cung và mắc cài.

Không nên để quá thời gian thăm khám vì đây cung thừa ra do răng dịch chuyển có thể làm tổn thương đến má của bạn dẫn đến hiện tượng niềng răng bị chảy máu.

Như vậy, chảy máu khi niềng răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và chủ yếu đến từ ý thức chủ quan của người niềng. Do đó, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì về giải pháp niềng răng thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa trẻ để được bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha tư vấn theo địa chỉ dưới đây:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:

Danh mục cẩm nang