Nội dung chính

Những trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 08/04/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Có nhiều trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ bạn nên biết để chủ động tránh biến chứng không mong muốn. Tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây nhé!

Bọc răng sứ thẩm mỹ áp dụng trong nhiều trường hợp khuyết điểm của răng, là giải pháp hình phục hình răng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ bạn nên biết để chủ động tránh biến chứng sau khi bọc răng sứ. Theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Trẻ để hiểu rõ hơn các trường hợp này.

Trường hợp nào không nên bọc răng sứ thẩm mỹ?

1. Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng trong nha khoa, khắc phục các khuyết điểm của răng về hình dáng – màu sắc từ đó mang lại vẻ đẹp và chức năng ăn nhai của hàm răng.

Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải mài răng thật thành cùi nhỏ làm trụ để gắn mão răng sứ bên trên. Mão sứ được làm bằng chất liệu kim loại hoặc toàn sứ, có hình dáng và màu sắc tương tự răng thật, phù hợp với khuôn hàm và đều màu với cả hàm răng.

Các trường hợp thường được chỉ định bọc răng sứ an toàn và đều đẹp khắc phục tình trạng răng thưa, răng chen chúc, hô, lệch lạc, răng mất men hoặc nhiễm màu men răng. Bọc răng sứ có tốt không cần được cân nhắc dựa trên tình trạng răng miệng thực tế ở mỗi người, một số trường hợp được khuyến cáo không nên bọc răng sứ vì gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. 

Bọc răng sứ thẩm mỹ phải mài cùi răng để bọc mão răng sứ bên trên

2. Trường hợp nào không nên bọc răng sứ thẩm mỹ

Khi đến Nha khoa Trẻ thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và chụp X-quang để xác định bạn có thích hợp bọc răng sứ hay không, dưới đây là các trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ mà các bác sĩ Nha Khoa Trẻ muốn chia sẻ đến bạn.

2.1 Sai khớp cắn nghiêm trọng không nên bọc răng sứ

Bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ có thể khắc phục tình trạng sai khớp cắn mức độ nhẹ, chứ không hiệu quả nếu điều trị cho các trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng. Bởi vì, nếu thực hiện mài cùi răng trong trường hợp nặng sẽ gây ra tình trạng làm tổn thương đến cấu trúc của răng mà lại không đạt hiệu quả như mong muốn.

Khi xác định được mức độ sai lệch khớp cắn bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp. Sai khớp cắn nhẹ thì bạn có thể bọc răng sứ thẩm mỹ để khắc phục, còn nếu sai khớp cắn nghiêm trọng thì buộc bạn phải tiến hành niềng răng chỉnh nha.

Mài cùi răng trong trường hợp sai khớp cắn nặng sẽ gây hại cho sức khỏe toàn thân

2.2 Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm

Trong trường hợp hàm răng bị hô ra hoặc cụp vào do cấu trúc xương hàm thì việc áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ sẽ không thể điều chỉnh được. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng bạn đến phương pháp niềng răng để nắn chỉnh cung hàm hoặc phẫu thuật điều chỉnh xương hàm về vị trí cân đối.

2.3 Răng bị sâu răng nghiêm trọng, chân răng quá yếu

Bệnh lý sâu răng rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chúng phá hủy cấu trúc của răng, nghiêm trọng sẽ làm viêm nhiễm tủy răng. Khi đó, bọc răng sứ cho răng sâu thường là giải pháp tối ưu nhất, tuy nhiên có một số trường hợp răng sâu nghiêm trọng không thể bọc răng sứ. Bao gồm răng đã chết tủy hoàn toàn, chân răng quá yếu, lỗ sâu quá lớn hoặc khoảng sinh học đang có vấn đề nghiêm trọng,…thì bắt buộc phải thực hiện nhổ răng, tái tạo khoảng sinh học khỏe mạnh. Lúc này, để tránh tiêu xương hàm bạn nên thực hiện trồng răng Implant giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Chân răng quá yếu hoặc sâu hết chân răng thì không thể bọc răng sứ thẩm mỹ

2.4 Răng gãy vỡ chỉ còn chân răng

Răng gãy vỡ có nhiều nguyên nhân, có thể do va đập hoặc do bệnh lý răng miệng. Chúng không chỉ làm hàm răng kém duyên và nghiêm trọng có thể làm giảm chức năng ăn nhai của hàm răng. Trong trường hợp răng bị sứt mẻ diện tích nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng cho bạn bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Nhưng nếu răng vỡ chỉ còn chân răng thì không thể thực hiện bọc răng sứ được.

Lúc này, bạn có thể lựa chọn trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ để phục hình. Lưu ý rằng phương pháp cầu răng sứ không tránh được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày.

2.5 Răng quá nhạy cảm

Nếu răng bạn quá nhạy cảm, thường xuyên bị đau nhức, ê buốt, dễ bị kích thích khi ăn nhai hoặc chải răng,…thì bạn cũng không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Lúc này, nếu bạn thực hiện mài cùi răng sẽ chỉ làm gia tăng các bệnh lý răng miệng, răng mài bọc sứ sẽ yếu đi. 

Xem thêm: Răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu?

Răng quá nhạy cảm nên khắc phục hàm răng bằng phương pháp khác

2.6 Các các bệnh lý toàn thân

Những người mắc bệnh động kinh, tim mạch, máu khó đông,… tuyệt đối không thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Bởi vì, quá trình thực hiện cần gây tê, mài cùi răng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh, nghiêm trọng sẽ làm bệnh lý trở nặng và nguy hiểm đến tính mạng.

2.7 Không nên bọc răng sứ cho trẻ em dưới 17 tuổi

Trẻ em dưới 17 tuổi nếu gặp phải các vấn đề răng miệng như hô, vẩu, móm, lệch lạc thì nên điều trị bằng phương pháp niềng răng chứ không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Lúc này răng trẻ vẫn còn yếu, chưa cứng chắc nên việc mài cùi răng để bọc răng sứ rất có thể sẽ ảnh hưởng đến buồng tủy và tác động xấu tới sức khỏe của răng.

Trẻ dưới 17 tuổi bị hô vẩu thì nên thực hiện niềng răng thay vì bọc răng sứ thẩm mỹ

Để lựa chọn được phương pháp điều trị răng phù hợp bạn nên đến thăm khám tại địa chỉ nha khoa uy tín. Bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ xác định chính xác tình trạng răng của bạn có thích hợp để làm răng sứ thẩm mỹ hay không. Nha Khoa Trẻ được khách hàng đánh giá là phòng khám uy tín tại Hà Nội, đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị các vấn đề răng miệng, đặc biệt là khắc phục khuyết điểm của răng bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang