NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Nhổ răng để niềng thông thường được chỉ định ở các trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh nặng thiếu khoảng trống dịch chuyển răng.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha khắc phục các tình trạng răng lệch lạc, hô vẩu, móm,… được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên nhiều người lại băn khoăn, lo lắng niềng răng có cần nhổ răng không? Nhổ răng nào? Nhổ bao nhiêu chiếc răng? Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi vấn đề xoay quanh việc nhổ răng khi niềng răng nhé!

Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?

1. Niềng răng có phải nhổ răng không?

Nhổ răng khi niềng răng là một kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha nhằm tạo khoảng trống, giúp dịch chuyển, kéo răng về vị trí mong muốn. Niềng răng có cần nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Không có chỉ tiêu nào cụ thể để đánh giá có nên nhổ răng để niềng hay không, vì vậy bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại nha khoa để được tư vấn chính xác nhất.

1.1 Trường hợp phải nhổ răng để niềng răng

Các trường hợp sai lệch răng thường gặp như hô, vẩu, móm, chen chúc mức độ nặng hầu hết đều được chỉ định nhổ răng khi niềng răng. Cụ thể là trong các trường hợp dưới đây:

  • Các răng mọc sai lệch nhiều ở người trên 17 tuổi thì cần nhổ răng khi niềng răng để nắn chỉnh răng dễ dàng hơn.
  • Các trường hợp hô, vẩu, lệch lạc nặng sẽ được bác sĩ yêu cầu nhổ răng để có khoảng trống kéo các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Răng khôn có nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm làm nguy hại đến cấu trúc hàm, tránh tình trạng xô lệch răng sau khi niềng răng.

1.2 Niềng răng không cần nhổ răng khi nào?

Bác sĩ tại nha khoa luôn hướng tới việc tối ưu các công đoạn và kết quả niềng răng, vì vậy bác sĩ sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề niềng răng có cần nhổ răng không. Bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng không cần nhổ răng trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp cung hàm rộng không cần nhổ răng bởi hàm răng vẫn còn khoảng trống để răng di chuyển.
  • Niềng răng trẻ em không cần nhổ răng bởi dưới 17 tuổi là thời điểm “vàng” để niềng răng, giai đoạn cung hàm của trẻ đang phát triển nên có những khoảng trống, điều chỉnh răng đạt hiệu quả cao nhất.
  • Trong trường hợp răng thưa, có các kẽ hở lớn thì việc niềng răng nhằm dịch chuyển răng sát khít lại với nhau nên không cần phải nhổ răng.
Niềng răng thưa sát khít không cần không cần nhổ răng

Như vậy, niềng răng có cần nhổ răng không sẽ được bác sĩ xác định chính xác trong buổi thăm khám dựa trên những tình trạng răng, cấu trúc xương hàm của bạn.

2. Niềng răng phải nhổ bao nhiêu răng?

Nhổ răng để niềng răng nhằm mục đích tạo khoảng trống để niềng răng giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng và cả khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu nhổ răng chưa có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ thì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân. Vì vậy, đừng chủ quan mà bất chấp nhổ răng khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của từng người, mà bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ số lượng răng khác nhau, có thể nhổ 4 răng để niềng răng, nhổ 6 hoặc thậm chí nhổ 8 răng. Các vị trí cần nhổ răng khi niềng răng là răng số 4, răng số 5 để tạo khoảng trống và răng khôn răng số 8. Rất ít trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ răng số 6, trừ trường hợp chiếc răng này đã bị sâu hỏng, hư hại không thể phục hình. 

2.1 Nhổ răng số 4 để niềng

Răng số 4 là chiếc răng thường chỉ định nhổ bỏ khi gặp phải tình trạng hô, móm, lệch lạc. Nó nằm ở vị trí chính giữa cung hàm, nhổ răng ở vị trí này để hỗ trợ răng cửa và răng hàm dịch chuyển cân đối. Đồng thời, khi nhổ răng số 4 thì răng số 5 hoàn toàn có thể thay thế để hoàn thành chức năng của răng số 4, đặc biệt là chức năng ăn nhai thức ăn. 

2.2 Niềng răng phải nhổ răng số 5

Chiếc răng này nằm ngay bên cạnh răng số 4, chỉ định nhổ răng số 5 cũng để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển khi niềng. Khi chỉ định nhổ răng thì bác sĩ sẽ tính toán để đảm bảo chức năng của răng số 5 vẫn được duy trì tốt, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho sức khỏe con người. 

2.3 Nhổ răng khôn để niềng răng

Răng khôn số 8 là chiếc răng mọc sau cùng và nằm sâu trong cung hàm. Răng khôn mọc có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như: xô lệch hàm răng, tác động xấu đến răng kế cận, sâu răng, viêm nha chu,… Việc nhổ răng khôn để niềng nhằm ngăn ngừa nguy cơ, phòng tránh răng bị lệch lạc sau khi chỉnh nha. Dù không thực hiện niềng răng thì bác sĩ vẫn khuyến cáo khách hàng nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Nhổ răng số 4 để niềng răng thường được chỉ định trong một số trường hợp

3. Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?

Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bởi các răng có những chức năng riêng biệt liên quan đến ăn nhai, thẩm mỹ.

Nhổ răng có thể là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, nhưng khi nhổ răng để niềng thì phức tạp hơn vì phải bảo tồn răng tối đa xương ổ răng. Với xương hàm ổn định và vững chắc mới có thể làm trụ để các răng dịch chuyển đến thuận lợi và lâu bền, từ đó cũng sẽ không gây ra tình trạng hóp má khi nhổ răng. 

Kỹ thuật nhổ răng để niềng rất thường gặp nhưng nhiều người vẫn băn khoăn nhổ răng khi niềng có gây hại hay ảnh hưởng gì không? Các chuyên gia nha khoa cho biết, nhổ răng để niềng răng hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe nếu đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Bác sĩ thực hiện có nhiều năm kinh nghiệm, chẩn đoán chính xác cấu trúc hàm răng cũng như xác định được niềng răng phải nhổ răng nào và vị trí chuẩn của chiếc răng cần nhổ. Đồng thời bác sĩ tiến hành nhổ răng an toàn, không đau nhức, bảo tồn xương hàm.
  • Trang thiết bị hiện đại cũng là yếu tố quyết định việc nhổ răng để niềng có gây hại gì hay không. Nhổ răng khi thực hiện với máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, an toàn. Sau khi lành thương bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha để bắt đầu quá trình niềng răng của bạn.

Xem thêm: 

Nhổ răng trước hay sau khi niềng răng?

Niềng răng hô không cần nhổ răng?

Niềng răng phải nhổ răng số 4 trong trường hợp nào?

Hình ảnh niềng răng hô trước và sau tại Nha khoa Trẻ

Dựa vào 2 yếu tố trên, Nha khoa Trẻ tự tin là nha khoa uy tín tại Hà Nội sẽ mang đến cho bạn nụ cười tươi trẻ và rạng rỡ nhất. Các bác sĩ Nha khoa Trẻ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm được đào tạo nâng cao về chỉnh nha tại nước cùng với các trang thiết bị nha khoa tân tiến nhập khẩu chính hãng tại Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp bạn yên tâm khi niềng răng ở đây.

4. Quá trình nhổ răng để niềng có đau không?

Chắc hẳn có nhiều bạn lo lắng nhổ răng để niềng có đau không? Thực tế, đây chỉ là một tiểu phẫu khá đơn giản trong nha khoa hoàn toàn an toàn, không đau đau nhức cho người nhổ răng. 

Tuy nhiên, nếu thực hiện nhổ răng ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề yếu thì kết quả nhổ răng có thể gây ra cảm giác đau, nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, để yên tâm nhổ răng và niềng răng hãy chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn từ bác sĩ giỏi chuyên môn đến thiết bị, công nghệ hiện đại. 

5. Nong hàm – Giải pháp thay thế nhổ răng khi niềng răng

Trong nhiều trường hợp chỉnh nha, bác sĩ không chỉ nhổ răng để niềng mà thay thế bằng một phương pháp khác là nong hàm. Nong hàm cũng có tác dụng tương tự như nhổ răng là nới rộng khoảng cách giữa các răng, tạo khoảng trống trên cung hàm để dịch chuyển răng dần về vị trí mong muốn.

Nong hàm sẽ cần nhiều thời gian thì mới mang lại kết quả như mong muốn, thường là khoảng 3 – 4 tháng, các trường hợp phức tạp có thể lên tới 6 – 7 tháng. Thời đeo hàm là bao lâu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ lệch lạc của răng, độ chắc của xương, khí cụ nong hàm, kinh nghiệm của bác sĩ và chế độ tuân thủ của người niềng khi đeo hàm.

Nếu bạn niềng răng ở một nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của bác sĩ về thời gian đeo nong hàm, vệ sinh răng miệng,… thì sẽ rút ngắn được thời gian đáng kể khi nong hàm. Hơn thế nữa, các trường hợp niềng răng thông thường thì nong hàm có thể thực hiện đồng thời với quá trình niềng răng nên bạn không cần lo lắng mất thêm thời gian để chỉnh nha.

Để thực hiện nong hàm thay vì nhổ răng để niềng thì bác sĩ cần xem xét, đánh giá tình trạng răng miệng thực tế của khách hàng. Các trường hợp dưới đây sẽ chỉ định nong hàm khi niềng răng để đạt kết quả tối ưu:

  • Người có khung hàm hẹp không đủ diện tích để răng dịch chuyển.
  • Người có khung răng méo, lệch, mất cân đối.
Nong hàm hạn chế tình trạng phải nhổ răng khi niềng

6. Kết quả niềng răng không nhổ răng

Như đã nói ở trên thì không phải trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ răng, bác sĩ hướng đến các giải pháp can thiệp tối thiểu, chỉ nhổ răng khi thật sự cần thiết. Dưới đây là một số hình ảnh trước và sau niềng răng mắc cài, niềng trong suốt của khách hàng Nha khoa Trẻ (niềng răng nhổ răng và không nhổ răng),cùng theo dõi nhé!

6.1 Hình ảnh trước và sau niềng răng không nhổ răng

Niềng răng cắn ngược không nhổ răng

Niềng răng lộn xộn không nhổ răng

Niềng răng cắn sâu không nhổ răng

6.2 Khách hàng nhổ răng để niềng răng đạt hiệu quả cao

Nhổ răng mọc lệch để niềng răng
Nhổ răng tạo khoảng trống dịch chuyển răng

Hy vọng với những chia sẻ ở trên của Nha khoa Trẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được phương pháp nhổ răng để niềng cũng như kỹ thuật nong hàm khi chỉnh nha. Để biết chính xác về kế hoạch niềng răng phù hợp với bạn thì tốt nhất hãy đến trực tiếp Nha khoa Trẻ để được thăm khám và điều trị tối ưu.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube