Nhổ răng bao lâu thì trồng răng được?
Nhổ răng bao lâu thì trồng răng được? Là câu hỏi của rất nhiều khách hàng bởi tình trạng mất răng khiến họ ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên cần phắc phục càng sớm càng tốt.
Nhổ răng bao lâu thì trồng răng được? Là câu hỏi của rất nhiều khách hàng bởi tình trạng mất răng khiến họ ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên cần khắc phục càng sớm càng tốt. Hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm kiếm lời giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Nhổ răng không trồng lại răng giả có sao không?
Trong những trường hợp răng bị sâu nặng, hỏng tủy hay tình trạng răng va đập chỉ còn sót chân răng thì không thể bảo tồn răng được mà phải nhổ bỏ răng. Khi đó, tại vị trí mất răng sẽ có một khoảng trống làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của bạn. Các hậu quả của việc nhổ răng nhưng không trồng lại răng giả như sau:
- Giảm thẩm mỹ khuôn mặt: Nếu mất răng, đặc biệt là vị trí răng cửa và răng nanh rất dễ lộ ra khi nói cười khiến bạn tự ti, ngại giao tiếp.
- Chức năng ăn nhai kém: Khi mất răng khả năng ăn nhai bị giảm sút, nhất là trường hợp mất răng hàm số 6, số 7. Khi đó, thức ăn không được nghiền nát đã trực tiếp đi xuống dạ dày khiến hệ thống tiêu hóa gặp khó khăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày.
- Gây ra các bệnh lý răng miệng: Khi hàm răng có khoảng trống, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, nếu không chú ý thức ăn rất dễ mắc kẹt trên răng gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là nhiễm trùng.
- Phát âm sai khi giao tiếp: Mất răng khiến giao tiếp gặp khó khăn, người bị mất răng sẽ phát âm không tròn vành, rõ chữ, lâu dần dẫn đến tình trạng nói ngọng.
- Răng xô lệch, sai khớp cắn: Các răng bên cạnh sẽ có xu hướng đổ về vị trí khoảng trống mất răng, lâu dần làm hàm răng bị xô lệch. Răng đối diện vị trí mất răng cũng có chiều hướng trồi lên làm lệch khớp cắn, cản trở hoạt động ăn nhai.
- Mất răng lâu ngày làm tiêu xương hàm, lão hóa sớm: Do lực ăn nhai biến mất tại vị trí mất răng, không còn kích thích xương hàm phát triển dẫn đến tình trạng tiêu xương, lão hóa sớm trước tuổi.
2. Nhổ răng bao lâu thì trồng răng được?
Nhổ răng bao lâu thì trồng răng được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe răng miệng, khả năng lành thương tại vị trí nhổ răng và phương pháp trồng răng giả mà khách hàng lựa chọn.
Thông thường, khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng, các tổ chức mầm thịt tại ổ răng bắt đầu hình thành, sau đó đầy lên che lấp hết khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất. Sau khoảng 1 – 2 tháng, ổ răng sẽ hồi phục hoàn toàn, trường hợp có sức khỏe yếu, người cao tuổi sẽ có quá trình lành thương lâu hơn.
Khi đến nha khoa thăm khám, nha sĩ sẽ chụp X – quang để chẩn đoán chính xác nhổ răng bao lâu thì trồng răng được, từ đó bác sĩ tư vấn trường hợp trồng răng của bạn và thời gian trồng răng cụ thể với từng phương pháp trồng răng.
Trồng răng tháo lắp có thể thực hiện sớm hơn với thời gian lành thương khoảng 3 tháng sau nhổ răng, đối với phương pháp cầu răng sứ thì bạn cần đợi 2 – 3 tháng. Riêng phương pháp Implant bạn có thể trồng răng tức thì ngay sau khi nhổ răng, còn trường hợp không trồng Implant tức thì thì sẽ cần đợi tối thiểu 1 – 3 tháng để trồng răng Implant sau nhổ răng.
Xem thêm: Có nên trồng răng vàng để phục hình răng mất không?
3. Ưu nhược điểm của các phương pháp trồng răng hiện nay
3.1 Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay, phục hồi được cả chân răng và thân răng với trụ Titanium được ghép trực tiếp vào xương hàm và mão răng sứ gắn cố định bên trên.
Ưu điểm:
- Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng.
- Độ bền chắc cao, khôi phục khả năng ăn nhai tuyệt đối cho hàm răng
- Phục hình thẩm mỹ hoàn hảo, mão răng sứ có hình dáng tương tự răng thật và màu sắc trắng sáng tự nhiên y hệt răng thật.
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng, thuận tiện như khi vệ sinh răng thật.
- Tuổi thọ cao, trung bình 25 năm, có trường hợp gần như vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trang thiết bị hiện đại và tay nghề bác sĩ chuyên môn cao.
- Giá trồng răng Implant cao hơn các phương pháp trồng răng khác nhưng chỉ cần thực hiện một lần duy nhất.
3.2 Cầu răng sứ
Trồng răng với phương pháp này bằng cách mài cùi 2 răng bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ (ít nhất 3 mão răng). Các mão răng được thiết kế liền kề nhau, có hình dáng và màu sắc phù hợp với răng thật.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, khoảng 2 -3 ngày là hoàn tất.
- Đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tương đối cao.
- Chi phí trồng răng khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
Nhược điểm:
- Áp dụng cho trường hợp mất ít răng
- Tình trạng tiêu xương vẫn xảy ra nhưng tốc độ chậm hơn so với hàm giả tháo lắp.
- Trồng răng sứ can thiệp vào cấu trúc của răng thật hai bên làm tăng nguy cơ mất răng.
- Độ bền không cao, có khả năng gãy cầu răng sứ trong quá trình sử dụng.
- Răng sứ cần vệ sinh kỹ lượng để tránh thức ăn mắc dính tại vị trí tiếp xúc cầu răng và chân răng gây ra viêm nướu, viêm nha chu.
3.3 Hàm giả tháo lắp
Hàm giải tháo lắp là phương pháp phục hình được áp dụng phổ biến cho người già, người bệnh có sức khỏe không tốt khó có thể thực hiện được các phương pháp trồng răng khác. Hàm giả tháo lắp gồm 3 bộ phận là nướu giả, răng giả và khung răng có độ bám chắc chắn trên nướu thật của người dùng nên đảm bảo ăn nhai, không bị rơi rớt.
Ưu điểm:
- Cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
- Nướu lợi giả giúp nâng cơ môi và má nên hạn chế được tình trạng hóp má khi mất răng.
Nhược điểm:
- Chỉ khắc phục được tình trạng mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
- Không tránh được tình trạng tiêu xương khi niềng răng, khiến mặt bị lão hóa sớm.
- Phải tháo lắp và vệ sinh thường xuyên nên gây bất tiện cho người dùng.
- Thời gian sử dụng ngắn, sau 3 – 5 năm cần thay hàm răng giả mới.
Xem thêm:
Có thể trồng răng khi còn chân răng được không?
Trồng răng khểnh giá bao nhiêu?
Trên đây là những thông tin về nhổ răng bao lâu thì trồng răng được, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và xem xét được việc trồng răng cho mình. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng của bạn, hãy liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa