Nội dung chính

Nguyên nhân răng trẻ em bị vàng và cách làm trắng răng an toàn cho trẻ

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 09/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Răng trẻ em bị vàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là bẩm sinh hoặc lớn lên mới bị ố vàng, xỉn màu. Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

Răng trẻ em bị vàng ố, xỉn màu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bẩm sinh hoặc bị đổi màu trong quá trình phát triển. Cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân tại sao răng sữa của bé bị vàng và cách làm trắng răng an toàn cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân răng trẻ em bị vàng và cách làm trắng răng an toàn cho trẻ

1. Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng

Hiện tượng răng trẻ em bị vàng ố, xỉn màu khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là ở thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, còn có phần nhỏ là yếu tố di truyền.

Các nguyên nhân cụ thể khiến răng sữa của bé bị ố vàng như sau:

Do bẩm sinh thiếu sản men răng

Thiếu sản men răng là hiện tượng di truyền từ bố hoặc mẹ, do các thành phần men răng bị thiếu hụt hoặc xáo trộn (chủ yếu là canxi fluor) khiến răng của trẻ không trắng ngà mà sạm màu, ố vàng ngay từ khi mới mọc lên.

Do sử dụng một số loại thuốc

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ phải điều trị bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu thì sẽ phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trong đó có lượng lớn chất tetracycline làm đổi màu men răng của thai nhi. Tùy vào liều lượng mẹ bầu sử dụng mà răng sữa của trẻ bị ố vàng nhiều hay ít.

Do chế độ ăn uống

Trẻ em thường có xu hướng thích ăn những món ngọt như bánh kẹo, socola,…hoặc uống nước ngọt. Chính thói quen này khiến răng bé bị sâu do mảng bám thức ăn nhiều đường tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng khiến răng bé bị sâu. Lúc này sẽ xuất hiện các đống liti làm răng bé bị đen, xỉn màu răng, thậm chí gây ra viêm lợi ở trẻ. 

Ăn nhiều bánh ngọt khiến răng trẻ bị vàng ố do sâu răng

Do vệ sinh răng miệng sai cách

Nếu bé thực hiện chải răng không đúng cách hoặc không vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng mảng bám vẫn tích tụ trong khoang miệng khiến răng sữa bị ố vàng.

Do sử dụng nhiều fluor

Nhiễm màu fluor cũng là nguyên nhân khiến răng trẻ em bị vàng. Mặc dù fluor giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng ở trẻ hiệu quả nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến răng bị đổi màu, fluor làm tăng măng bám men răng, khiến chúng khó làm sạch. Thông thường, trẻ hấp thụ chất này trong các loại đồ hoặc nuốt phải kem đánh răng có chứa fluor.

Do các một số bệnh lý cơ thể

Các bệnh lý liên quan đến gan, thận sẽ có biểu hiện làm răng bị ố vàng, xỉn màu. Điển hình là các vấn đề viêm gan, vàng da. Do đó, nếu như nhận thấy răng trẻ bị vàng kèm với một số biểu hiện khác lạ của cơ thể thì cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để có thể phát hiện bệnh lý và điều trị sớm nhất (nếu có).

Do chấn thương răng

Nếu tình trạng chấn thương tác động đến các mạch máu xung quanh răng sẽ làm tổn thương men răng khiến răng dễ bị đổi màu, ố vàng.

Chấn thương có thể làm men răng sữa bị đổi màu, xỉn đục

2. Răng bé bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?

Răng trẻ em bị vàng ố, xỉn màu nếu xuất phát từ nguyên nhân sâu răng mà không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bởi tình trạng răng sâu trẻ em sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, ăn sâu vào tủy răng gây ra viêm tủy răng sữa, nghiêm trọng hơn sẽ phải nhổ răng sữa sớm dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.

Các trường hợp răng bé bị vàng khác nếu để lâu dài cũng sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng gây ra nhiều bệnh lý khiến răng trẻ bị mòn, đau nhức, biếng ăn. Ngoài ra, răng trẻ em bị vàng còn làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, khiến nụ cười của trẻ kém duyên.

Nhiều cha mẹ chủ quan vì nghĩ rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, đây là ý nghĩ sai lầm bởi nếu răng sữa gặp vấn đề thì các răng vĩnh viễn sau này cũng bị ảnh hưởng, có thể làm răng mọc lệch, bị vàng hoặc dễ mắc các bệnh lý răng miệng hơn.

Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc do những vấn đề gặp phải ở răng sữa trước đó

3. Răng trẻ em bị vàng phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Theo sự phát triển của cơ thể, răng của trẻ sẽ bắt đầu mọc vào khoảng 6 tháng tuổi, từ lúc này cha mẹ cần quan tâm chăm sóc răng miệng để tránh răng bé bị ố vàng và hạn chế các bệnh lý răng miệng.

Với từng lứa tuổi, độ bền chắc và số lượng của răng là khác nhau, vì vậy theo từng giai đoạn phát triển răng của trẻ mà cha mẹ sẽ có cách chăm sóc răng miệng cho trẻ cụ thể.

2.1 Giai đoạn 0 – 1 tuổi

Lúc này trẻ mới mọc 1 vài chiếc răng trên cung hàm nên vẫn ăn các thực phẩm mềm như cháo, sữa,….Tuy không ăn nhai nhiều nhưng nếu vệ sinh không sạch sẽ mỗi ngày vẫn khiến răng trẻ em bị vàng.

Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyên không nên áp dụng bất kỳ một phương pháp làm trắng răng nào khi chưa có chỉ định bởi trẻ còn quá nhỏ. Mà phương án tốt nhất lúc này là cha mẹ nên điều chỉnh chế độ sinh hàng ngày cho bé 2 lần/ngày.

Sử dụng nước muối để vệ sinh răng miệng bằng cách dùng khăn xô mềm, hoặc dụng cụ rơ lưỡi để thấm nước muối và chà nhẹ nhàng, sạch sẽ khoang miệng của trẻ.

Sử dụng dụng cụ rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

2.2. Giai đoạn 2 – 5 tuổi

Từ 2 – 4 tuổi: Khi trẻ đã mọc đầy đủ các răng từ răng cửa, răng hàm, răng nanh,…sẽ tiếp xúc với rất nhiều thực phẩm khác nhau nên rất dễ khiến răng sữa bị ố vàng, xỉn màu.

Thời điểm trẻ được 5 tuổi sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, và những chiếc răng mới này sẽ theo trẻ suốt đời nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Hơn nữa, ở giai đoạn 2 – 5 tuổi, trẻ rất thường xuyên ăn những món ăn vặt, bánh kẹo với số lượng lớn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ, các vấn đề thường chính là răng trẻ bị vàng và bị sâu.

Dưới đây là cách khắc phục ngay tại nhà giúp trẻ có hàm răng trắng sáng trở lại:

Chủ động hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Xem thêm: 

Trẻ em có nên lấy cao răng không?

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Với những cách trên sẽ giúp cha mẹ khắc phục tình trạng răng trẻ em bị vàng, tuy nhiên để chữa răng ố vàng tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để có phương án điều trị tối ưu.

Trên đây là những giải đáp của phòng khám Nha khoa Trẻ về nguyên nhân và cách khắc phục răng trẻ em bị vàng an toàn và hiệu quả. Hy vọng cha mẹ đã thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ và giúp con có hàm răng đẹp, nụ cười tỏa sáng.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang