Nội dung chính

Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị sâu răng trẻ em

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/06/2023, Cập nhật lần cuối: 29/10/2024

Sâu răng trẻ em rất phổ biến, nhiều ba mẹ chủ quan không điều trị sớm khiến trẻ gặp phải vấn đề răng miệng như đau nhức răng, răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc xiên vẹo.

Sâu răng là bệnh răng miệng rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Vậy nguyên nhân và cách điều trị sâu răng trẻ em là gì? Hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sâu răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng

Các vi khuẩn rất dễ hình thành trong khoảng miệng, đặc biệt là sau khi ăn. Các vụn thức ăn còn sót lại và không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi trẻ ăn các đồ ngọt như kẹo, socola, nước ngọt,…đường trong thức ăn sẽ bị vi khuẩn chuyển hóa thành chất axit gây hiện tượng mòn men răng và xuất hiện các lỗ sâu răng.

Một nguyên nhân khác gây ra sâu răng trẻ em là do thiếu sản men răng, tức là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi. Men răng là lớp bao bọc bên ngoài của răng, có nhiệm vụ bảo vệ cấu trúc răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Do đó, nếu bị thiếu sản men răng sẽ khiến răng yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng tấn công gây sâu răng trẻ em.

Đồ ngọt là nguyên nhân gây ra sâu răng trẻ em

2. Tác hại của sâu răng trẻ em

Ban đầu răng trẻ em bị sâu chưa có biểu hiện rõ ràng, chỉ ngả màu vàng sẫm và không gây đau nhức cho trẻ. Đến các giai đoạn sau khi vi khuẩn đã ăn sâu vào bên trong răng mới khiến răng trẻ bị ê buốt và đau nhức kéo dài. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em, răng đau nhức khiến trẻ chán ăn, sụt cân, chậm phát triển.

Sâu răng trẻ em nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy răng

3. Cách điều trị sâu răng cho bé

Có nhiều cách điều trị sâu răng dân gian vẫn được nhiều ba mẹ áp dụng cho trẻ, nhưng chỉ giúp hạn chế đau nhức tạm thời chứ không thể điều trị triệt để. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ đến nha sĩ để thăm khám và điều trị sâu răng đúng cách:

3.1 Trường hợp răng chớm sâu

Răng trẻ mới chớm sâu thì bác sĩ thường sử dụng biện pháp tái khoáng để điều trị. Dùng dung dịch calcium, phosphate, fluorine đổ vào chỗ răng bị sâu để ngăn sự lan rộng của lỗ sâu. Biện pháp này không gây khó chịu hay đau nhức cho trẻ.

3.2 Trường hợp trẻ em bị sâu răng nặng

Khi đó, các lỗ sâu đã hình thành và trẻ đã bắt đầu cảm thấy đau nhức. Bác sĩ sẽ phải loại bỏ các mô răng sâu bằng cách nạo sạch các vết sâu và hàn trám lại. Nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng về sau.

Xem thêm: 

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Có nên lấy tủy răng cho bé 3, 4 tuổi hay không?

Trám răng khi trẻ em bị sâu răng nặng

4. Cách phòng tránh sâu răng trẻ em

Để phòng chống sâu răng cho bé, ba mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm.

Thăm khám định kỳ tại nha khoa Trẻ giúp tránh sâu răng trẻ em

Hiện tượng sâu răng là vấn đề quá phổ biến, nhiều bố mẹ chủ quan không điều trị cho trẻ, cứ ngỡ răng mới mọc lên rồi sẽ hết nhưng thực chất không phải vậy. Vì thế, Nha khoa Trẻ chia sẻ vấn đề sâu răng trẻ em để bố mẹ hiểu rõ hơn để bảo vệ răng miệng cho trẻ. Nếu ba mẹ muốn điều trị sâu răng cho trẻ hãy liên hệ 0901.334.334 để được thăm khám và tư vấn chi tiết!

Tác giả:

Danh mục cẩm nang