Nâng khớp cắn sâu có tác dụng gì? Có đau không? Mất bao lâu?
Trong quá trình niềng răng kết hợp với nâng khớp cắn sâu cũng nhằm mục đích điều chỉnh khớp cắn hai hàm trên dưới đối xứng với nhau, cải thiện chức năng ăn nhai của hai hàm.
Đối với các trường sai khớp cắn thì khi niềng răng có thể phải áp dụng thêm kỹ thuật nâng khớp cắn để hỗ trợ điều chỉnh hàm trên và hàm dưới về đúng vị trí cần đối với nhau. Tùy vào tình trạng thực tế của khớp cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách nâng khớp cắn khác nhau.
Vậy cụ thể nâng khớp cắn sâu như thế nào? Có tác dụng gì? Nâng khớp cắn có đau không? Nâng khớp cắn sâu trong bao lâu? Tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
1. Kỹ thuật nâng khớp cắn sâu là gì?
Nâng khớp cắn sâu chủ yếu áp dụng kỹ thuật nâng phía trước sử dụng cục nâng khớp cắn với răng cửa. Cục nâng khớp cắn là một mẩu nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ hình tam giác, bác sĩ sẽ thực hiện gắn vào mặt sau của nhóm răng cửa để nâng khớp cắn.
Trong một vài trường hợp khớp cắn sâu quá nặng thì bác sĩ sẽ điều chỉnh những cục khớp cắn này qua nhóm răng nanh để tránh va chạm quá mạnh.
Quá trình thực hiện nâng khớp cắn nói chung hay nâng khớp cắn sâu nói riêng đều được thực hiện đồng thời với quá trình niềng răng, tức là khi đó bạn vẫn sẽ đeo mắc cài hoặc máng niềng trong suốt.
Đặc biệt, trong trường hợp niềng răng trong suốt Invisalign thì cục nâng khớp cắn được tích hợp với máng niềng, nó tạo ra tác động chính xác hơn và dễ chịu hơn nhiều so với khí cụ thông thường.
2. Tác dụng của việc nâng khớp cắn sâu trong niềng răng
Hiểu cơ bản thì khớp cắn sâu khiến hai hàm trên dưới mất cân đối, lệch khớp cắn khiến hàm trên nhô ra bao trùm lên quá nhiều so với các răng hàm dưới. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai do mặt nhai của hai hàm tiếp xúc lệch lạc. Về lâu dài thì khớp cắn sâu còn làm ảnh hưởng đến khớp thái dương gây loạn năng thái dương hàm.
Do đó, việc niềng răng khớp cắn sâu là cực kỳ cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trên răng và khớp cắn, từ đó đưa hàm hàm về dạng khớp cắn chuẩn. Trong quá trình niềng răng kết hợp với nâng khớp cắn sâu cũng nhằm mục đích điều chỉnh khớp cắn hai hàm trên dưới đối xứng với nhau, cải thiện chức năng ăn nhai của hai hàm.
Ngoài ra, nâng khớp cắn sâu còn có tác dụng làm giảm áp lực lên các răng hàm dưới, từ đó bảo vệ răng tốt hơn trong suốt quá trình điều trị, tránh hiện tượng mòn men răng hay hư hỏng răng vĩnh viễn.
3. Nâng khớp cắn sâu được thực hiện trong bao lâu?
Kỹ thuật nâng khớp cắn sâu sẽ khác nhau đôi chút giữa các tình trạng răng cụ thể, tương ứng với thời gian nâng khớp cắn cũng có sự chênh lệch. Trung bình thời gian nâng khớp cắn sẽ dao động từ 3 – 12 tháng, những trường hợp sai khớp cắn quá nặng có thể sẽ phải nâng khớp cắn trong suốt thời gian chỉnh nha.
4. Nâng khớp cắn có đau không?
Về bản chất thì bất kỳ sự can thiệp nào trong quá trình niềng răng cũng sẽ gây khó chịu ít nhiều cho người niềng. Việc nâng khớp cắn sâu trong chỉnh nha cũng không ngoại lệ, bạn sẽ cảm thấy hơi vướng víu, kênh cộm.
Bạn cũng có thể gặp một chút khó khăn khi ăn nhai, ăn nhai không thoải mái bởi các khí cụ nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ khiến hai hàm trên và dưới không thể chạm nhau.
Tuy nhiên, bạn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu quá lâu, bởi vì chỉ sau khoảng 1 đến tuần khi bạn đã dần quen với việc nâng khớp thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh và bạn có thể ăn uống như bình thường.
Xem thêm:
Gắn khâu niềng răng có tác dụng gì? Có đau không?
Neo chặn trong chỉnh nha có tác dụng gì? Có mấy loại?
Quá trình siết răng khi niềng diễn ra như nào? – Cách giảm đau hiệu quả
5. Một số lưu ý trong quá trình nâng khớp cắn sâu để niềng răng
Để việc nâng khớp cắn sâu hay quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt thì bạn hãy lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Chế độ ăn uống khi nâng khớp cắn: Những ngày đầu nâng khớp cắn bạn có thể có cảm giác không thể cắn được đồ ăn do hai hàm không chạm nhau. Lúc này bạn nên ăn những đồ ăn mềm như cháo, sữa, sinh tố,…Trong thời gian niềng và nâng khớp cắn thì bạn cần tránh đồ ăn quá cứng và quá dai vì chúng sẽ làm bung mắc cài hoặc làm vỡ cục nâng khớp của bạn.
- Vệ sinh răng miệng: Quá trình vệ sinh răng niềng cần thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách với các dụng cụ chuyên dụng như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước,…
- Tái khám đúng lịch hẹn: Những buổi thăm khám nhằm theo dõi quá trình dịch chuyển răng, điều chỉnh mắc cài và cục nâng khớp cắn để đảm bảo niềng răng diễn ra theo đúng lộ trình.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những thông tin về kỹ thuật nâng khớp cắn sâu trong niềng răng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ giải đáp chi tiết.