Nội dung chính

Mất 4 răng cửa thì trồng răng loại nào tốt nhất? Chi phí bao nhiêu?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 11/05/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Mất 4 răng cửa có thể trồng răng phục hình bằng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant, trong đó là răng Implant được ưu tiên hơn cả.

Trường hợp mất 1 răng đã gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, nếu mất 4 răng cửa thì mức độ sẽ càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, không chỉ làm mất thẩm mỹ, suy giảm chức năng ăn nhai và dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề khác. Vậy mất 4 răng cửa nên trồng răng loại nào tốt để khôi phục các chức năng và bảo vệ răng miệng về lâu dài. Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây nhé!

1. Mất 4 răng cửa gây ra những tác hại gì?

Sau mất răng, nếu không nhanh chóng phục hình răng giả để thay thế thì những ảnh hưởng tiêu cực sẽ dần xảy ra. Ban đầu có thể chưa quá rõ ràng nhưng về lâu dài thì biến chứng ngày càng nghiêm trọng và việc điều trị cũng phức tạp hơn rất nhiều.

Mất 4 răng cửa gây ra nhiều biến chứng răng miệng

Suy giảm chức năng ăn nhai

Chức năng ăn nhai quan trọng của hàm răng gặp trục trặc khi bị mất 4 răng cửa. Người bị mất răng sẽ không thể cắn xé hay nghiền nhỏ thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, sức khỏe bị suy giảm. 

Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa

Khi hàm răng không thể nghiền nát thức ăn thì hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Về lâu dài sẽ gây viêm đau và dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan khác ở đường ruột và dạ dày.

Tiêu xương hàm, lão hóa sớm

Trường hợp mất 4 răng cửa sẽ tạo thành khoảng trống khá lớn trên cung hàm. Khi đó, phần xương hàm bên dưới cũng dần mất đi lực tác động của lực nhai từ chân răng sẽ bị tiêu dần đi. Kéo theo đó là tình trạng tụt lợi, da nhăn nheo, lão hóa sớm.

Xô lệch hàm, sai khớp cắn

Khoảng trống mất răng chưa được lấp đầy theo thời gian sẽ làm các răng xung quanh đổ nghiêng về vị trí mất răng. Răng ở hàm đối diện cũng dần hạ xuống dẫn đến biến chứng sai khớp cắn, gây đau nhức khớp hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,…

Các răng xung quanh suy yếu

Khi bị mất 4 răng cửa liên tiếp sẽ khiến lực nhai trên cung hàm bị dồn vào các răng còn lại. Thêm vào đó thì các hiện tượng tiêu xương, xô lệch hàm cũng sẽ khiến các răng mất đi lực nâng đỡ, răng yếu dần dễ bị lỏng lẻo.

Mất răng gây xô lệch hàm, sai khớp cắn

2. Các phương pháp trồng răng khi mất 4 răng cửa

Mất răng cửa phải làm sao để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm? Cụ thể bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên trồng răng giả thay thế ngay sau khi mất răng. Các phương pháp phục hình khi bị mất 4 răng cửa sẽ bao gồm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

2.1 Làm hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp cho 4 răng cửa bị mất sẽ được cấu tạo gồm 2 phần là nền hàm (khung hàm) và răng giả phía trên. Nền hàm hay mô nướu giả thường được làm từ nhựa dẻo, có màu hồng nhạt tương tự nướu. Răng giả bên trên là chất liệu sứ, được cố định trên trên khung hàm.

Ưu điểm của phương pháp này là được thực hiện nhanh chóng, đơn giản mà không cần phải can thiệp vào răng thật hay thực hiện phẫu thuật. Đây là kỹ thuật trồng răng có chi phí thấp nhất hiện nay.

Hàm giả tháo lắp phục hình răng mất đơn giản

Tuy nhiên, hàm tháo lắp có khá nhiều hạn chế như sau:

2.2 Trồng 4 răng cửa bằng cầu răng sứ

Khác với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định. Phục hình 4 răng cửa bị mất liền kề nhau bằng một dải răng sứ gắn lên 2 răng thật kế cận còn khỏe mạnh. Trước đó thì 2 chiếc răng này sẽ phải răng với một tỷ lệ nhất định, nhiệm vụ của nó là làm cầu nối cho những chiếc răng sứ giả thay thế.

Cầu răng sứ ổn định hơn hàm tháo lắp

Nếu so với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ có tính ổn định hơn, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt hơn khá nhiều. Nhưng đây vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng mất 4 răng cửa bởi những hạn chế sau đây:

2.3 Cấy ghép Implant khi mất 4 răng cửa

Trồng 4 răng cửa loại nào tốt sẽ được khuyến khích thực hiện bằng kỹ thuật cấy Implant. Đặc biệt có thể điều trị hiệu quả cho các trường hợp đã bị tiêu xương hàm. Để trồng răng Implant khi bị mất 4 răng cửa thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant từ Titanium vào xương hàm tại chính vị trí mất răng. Sau khi trụ răng đã ổn định thì mới gắn khớp nối Abutment và mão răng sứ bên trên.

Trồng răng Implant phục hình từ chân răng

Nếu trồng răng Implant cho trường hợp đã bị tiêu hõm xương hàm thì trước đó sẽ phải tiến hành ghép xương, nâng xoang. Điều này nhằm đảm bảo xương hàm đủ điều kiện để có thể cấy ghép Implant an toàn, không biến chứng.

Ưu điểm:

Hạn chế:

Xem thêm: Hậu quả của mất răng số 6 sớm

3. Trồng 4 răng cửa giá bao nhiêu tiền?

Với 3 phương pháp trồng răng cửa ở trên thì giá của từng loại có sự chênh lệch khá nhiều. Bạn có thể tham khảo giá của từng phương pháp thông qua các bảng giá dưới đây:

Phục hình tháo nắp

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Nền hàm nhựa cứng thường toàn hàm

1 hàm

1.500.000

Lên răng nhựa cứng thường

1 răng

100.000

Lên răng nhựa cứng ngoại

1 răng

150.000

Đệm lưới

1 hàm

300.000

Nền hàm nhựa dẻo bán phần

1 hàm

2.000.000

Nền hàm nhựa dẻo toàn phần

1 hàm

3.000.000

Hàm khung kim loại thường

1 hàm

3.500.000

 

Răng sứ thẩm mỹ

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Chụp sứ kim loại thường cr – co

1 răng

1.200.000

Chụp sứ titan

1 răng

2.400.000

Chụp toàn sứ KATANA (Nhật) – BH 7 năm

1 răng

4.000.000

Chụp toàn sứ Ceramill (Đức) – BH 7 năm

1 răng

5.000.000

Chụp toàn sứ HT Smile (Đức) BH 7 năm

1 răng

6.500.000

Chụp toàn sứ Emax – BH 10 năm

1 răng

8.000.000

 

Trụ Implant

Đơn vị

Mức giá (Đồng)

Trụ Osstem Hàn Quốc

1 trụ

12.000.000

Trụ Dentium Mỹ

1 trụ

15.000.000

Trụ Straumann Mỹ

1 trụ

25.000.000

All – on 4 (bao gồm hàm)

1 ca

150.000.000 – 200.000.000

All – on 6 (bao gồm hàm)

1 ca

180.000.000 – 230.000.000

Ghép xương + mài xương

1 đơn vị

6.000.000

Nâng xoang kín/hở

1 ca

3.000.000 – 5.000.000

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về phương pháp trồng răng khi bị mất 4 răng cửa, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích và đưa ra được lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan khác thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Danh mục cẩm nang