Nội dung chính

Kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 21/04/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Nâng xoang trong cấy ghép Implant kết hợp với ghép xương là kỹ thuật hỗ trợ trồng răng, thực hiện trong các trường hợp mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương.

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là kỹ thuật hỗ trợ bắt buộc trong các trường hợp tiêu xương,  giúp cấy ghép Implant nhanh chóng và hiệu quả lâu dài. Tìm hiểu thêm về kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant như thế nào?

1. Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì?

Các trường hợp mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương, nếu xương bị tiêu nhiều hoặc màng xoang xuống thấp sẽ khiến chiều cao xương còn lại không đủ chỗ cắm trụ Implant. Khi đó, bạn cần thực hiện nâng xoang nếu muốn trồng răng Implant.

Nâng xoang trong cấy ghép Implant nhằm bổ sung xương thật hoặc xương nhân tạo vào xoang hàm trên và xoang hàm răng nhằm tạo điều kiện cần thiết cho việc cấy ghép Implant.

Nâng xoang trong cấy ghép Implant nhằm bổ sung xương giúp ca trồng răng thành công

2. Trường hợp áp dụng nâng xoang trong cấy ghép Implant

2.1 Mất răng hàm trên lâu ngày

Tại vị trí mất răng sẽ không còn khả năng ăn nhai thức ăn, khiến cho lực tác động trên cung hàm ngày càng suy giảm, không có sự kích thích bên ngoài xương hàm sẽ dần tiêu biến. Điều này khiến mật độ xương hàm trên không đủ để giữ xoang ổn định, tình trạng này thường gặp phải ở vị trí răng cửa.

Xương hàm trong trường hợp này sẽ không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant, buộc bác sĩ phải tiến hành nâng xoang để khi đặt trụ Implant sẽ không bị chạm phải xoang hàm.

Xem thêm: Tiêu xương hàm là gì? Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?

2.2 Xoang hàm trên quá thấp

Trong các trường hợp xoang hàm nằm ở vị trí thấp hoặc mật độ xương hàm không đủ cũng sẽ phải thực hiện nâng xoang bổ sung xương giúp cấy ghép Implant thành công, không để lại biến chứng gì.

Xương hàm tiêu biến do mất răng lâu ngày

3. Quy trình nâng xoang trong cấy ghép Implant

Trước khi tiến hành cấy ghép Implant bạn sẽ được thăm khám và chụp X-quang để xác định tình trạng mất răng, nếu xương hàm bị tiêu biến bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang. Hiện nay, có 2 kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy thuộc vào mức độ tiêu xương hàm của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp.

Kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant

3.1 Nâng xoang kín

Thực hiện trong trường hợp tiêu xương không quá nhiều và khối lượng xương cần bổ sung ít. Để tiến hành nâng xoang kín bác sẽ thực hiện quy trình dưới đây:

3.2 Nâng xoang hở

Áp dụng khi bị mất răng lâu năm, xương bị tiêu nhiều, mật độ xương quá mỏng làm xương xoang bị tụt xuống quá sâu. Quy trình nâng xoang hở được tiến hành như sau:

Xem thêm: Tiêu xương hàm có trồng răng được không? Giải pháp nào phù hợp?

                      Trồng răng hàm bị sâu – Phương pháp nào hiệu quả và giá bao nhiêu tiền?

4. Lưu ý sau nâng xoang để cấy ghép Implant hiệu quả

Lưu ý sau nâng xoang trong cấy ghép Implant 

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao và thiết bị hiện đại. Vì vậy, không phải địa chỉ nào cũng thực hiện nâng xoang an toàn và hiệu quả. Lời khuyên chân thành dành cho bạn là nên đến bệnh viện uy tín để được điều trị bởi bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. 

 

Danh mục cẩm nang