Hướng dẫn đeo hàm duy trì đúng cách và nguyên tắc cần tuân thủ
Đeo hàm duy trì đúng cách được chỉ định sau khi kết thúc lộ trình niềng răng. Điều này nhằm đảm bảo mang đến kết quả chỉnh nha lâu dài, tránh tái phát lệch lạc.
Đeo hàm duy trì được chỉ định sau khi kết thúc lộ trình niềng răng. Điều này nhằm đảm bảo mang đến kết quả chỉnh nha lâu dài, tránh tái phát lệch lạc. Và để đạt hiệu quả cao nhất thì cần lưu ý đeo hàm duy trì đúng cách, đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định.
1. Hàm duy trì là gì?
Quá trình niềng răng mắc cài hay máng niềng trong suốt sẽ kéo dài từ 18 – 24 tháng, trường hợp phức tạp mất tới 36 tháng. Sau khi kết thúc giai đoạn niềng răng thì các vấn đề răng hô vẩu, lệch lạc hay khấp khểnh đều sẽ được khắc phục triệt để. Và bạn sẽ sở hữu hàm răng thẳng đều, chuẩn khớp cắn với thẩm mỹ cao và chức năng ăn nhai tốt.
Tuy nhiên, khi đó chưa hẳn là đã hoàn tất quy trình niềng răng, một bước quan trọng cuối cùng mà bạn không thể bỏ qua đó đeo hàm duy trì đúng cách. Hàm duy trì là một khí cụ nha khoa được yêu cầu sử dụng để cố định hàm răng sau chỉnh nha.
Bạn có thể sử dụng hàm duy trì kim loại hoặc hàm duy trì trong suốt tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính. Thông thường thì hàm duy trì trong suốt sẽ có giá cao hơn nhưng vẫn được nhiều khách hàng tin dùng hơn cả.
2. Vai trò của hàm duy trì sau chỉnh nha
Niềng răng chính là làm dịch chuyển các răng trên cung hàm, khi đó cả răng và xương hàm sẽ chịu một lực xiết nhất định và trở nên nhạy cảm.
Dù tháo niềng thì răng vẫn chưa ổn định trong xương ổ răng và sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để răng thích ứng với vị trí mới. Đồng thời mô nướu và mô nha chu quanh răng cũng sẽ dần điều chỉnh lại cấu trúc cho ổn định.
Khi đó, đeo hàm duy trì đúng cách có nhiệm vụ giữ cho các răng ổn định ở vị trí này, không bị xô lệch. Đảm bảo đeo đủ thời gian cho đến khi xương, răng và nướu thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng, tránh làm tái phát lệch lạc sau niềng.
3. Đeo hàm duy trì đúng cách trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì sẽ được chỉ định khác nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào sự lệch lạc của răng trước khi chỉnh nha và vấn đề về khớp cắn. Hầu hết các trường hợp niềng răng đều phải đeo hàm duy trì và thời gian dao động từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, có một số ít trường hợp đặc biệt phải đeo hàm duy trì suốt đời.
4. Hướng dẫn đeo hàm duy trì đúng cách
Đeo hàm duy trì đúng cách sẽ khác nhau giữa từng loại khí cụ. Với loại hàm gắn cố định vào răng thì không thể tháo rời, chỉ có bác sĩ chỉnh nha mới có thể gắn và tháo ra cho bạn. Loại này bạn sẽ cần đeo cả ngày lẫn đêm cho đến khi kết thúc thời gian duy trì.
Đối với khí cụ duy trì tháo lắp (hàm kim loại và hàm trong suốt) thì khi đeo vào hay tháo ra đều cần thực hiện nhẹ nhàng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại hàm duy trì hiện nay đều được thiết kế vừa vặn với khuôn miệng của từng người nên có độ vững chắc khi đeo, không bị bong tróc hay rơi ra ngoài.
Xem thêm:
Tháo niềng răng trước thời hạn
Tháo niềng răng có đau không? Quy trình tháo niềng như thế nào?
5. Nguyên tắc cần tuân thủ khi đeo hàm duy trì
5.1 Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì
Để đeo hàm duy trì đúng cách thì bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo thời gian mà bác sĩ chỉ định. Trong khoảng 3-4 tuần đầu tiên khi đeo hàm duy trì thì bạn cần đeo 24/24h và không được tháo ra.
Thời gian tiếp đó sẽ giảm giờ đeo hàm duy trì đáng kể, không nhất thiết phải đeo đủ 24/24h. Đến giai đoạn sau nữa thì thời gian đeo hàm duy trì sẽ ngày càng ít hơn. Việc đeo hàm duy trì đúng cách cũng linh hoạt hơn.
5.2 Vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Dù là hàm duy trì cố định hay tháo rời cũng cần phải chú trọng đến khâu vệ sinh. Hàm cố định trên răng sẽ được vệ sinh cùng lúc với răng miệng, cần chải nhẹ nhàng để làm sạch mảng bám và vụ thức ăn.
Khi vệ sinh hàm duy trì tháo lắp thì bạn cần tháo rời khí cụ ra khỏi khuôn miệng. Hãy làm sạch chúng kỹ càng và cất trong hộp đựng để tránh rơi vỡ hoặc phát sinh vi khuẩn.
5.3 Tái khám nha khoa đúng lịch hẹn
Cần đeo hàm duy trì đúng cách kết hợp với việc tái khám định kỳ tại nha khoa để bác sĩ theo dõi thường xuyên. Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng các răng niềng vẫn ổn định và không gặp bất kỳ vấn đề gì. Nếu có sẽ được can thiệp kịp thời, tránh rủi ro không mong muốn.
Trên đây là những thông tin về việc đeo hàm duy trì đúng cách. Bạn có thể tham khảo và đừng quên tuân thủ đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ niềng răng để đảm bảo kết quả tối ưu. Nếu cần bất cứ thắc mắc nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa