Hàm giữ khoảng có tác dụng gì? Giá bao nhiêu tiền?
Hàm giữ khoảng được sử dụng phổ biến ở trẻ em bị mất răng hay nhổ răng sữa sớm do sâu răng. Vậy cụ thể hàm giữ khoảng là gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu tiền?
Hàm giữ khoảng là loại khí cụ nha khoa được sử dụng phổ biến ở trẻ em bị mất răng hay nhổ răng sữa sớm do sâu răng. Vậy cụ thể hàm giữ khoảng là gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu tiền? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!
1. Hàm giữ khoảng là gì? Có tác dụng gì?
Hàm giữ khoảng là loại khí cụ bằng nhựa acrylic hoặc kim loại được thiết kế riêng theo cung hàm của mỗi trẻ. Bác sĩ sẽ đặt hàm giữ khoảng vào cung răng của trẻ nhằm giữ vị trí giữ vững khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Thông thường, khi bị mất răng sữa sớm thì những chiếc răng vĩnh viễn khác có thể dịch chuyển sai vị trí, xâm lấn vào vị trí khoảng trống của một chiếc răng khác. Khi đó sẽ dẫn đến hiện tượng các răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau trên cung hàm.
Nhưng nếu mất răng sữa sớm được can thiệp biện pháp nha khoa như đeo hàm giữ khoảng để giữ nguyên khoảng trống cho răng vĩnh viễn thì sẽ giúp răng mọc lên đúng hướng. Như vậy sẽ giúp bé phát triển khớp cắn cân đối, đạt tỷ lệ chuẩn và tránh phải niềng răng, phẫu thuật để điều trị khớp cắn sau này.
2. Có mấy loại hàm giữ khoảng?
Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ có kế hoạch can thiệp kịp thời. Khi cần đeo hàm giữ khoảng thì bác sĩ sẽ chế tạo loại khí cụ phù hợp với tình trạng răng miệng của từng trẻ.
Hiện nay có hai loại hàm giữ khoảng được ứng dụng phổ biến là hàm tháo lắp và hàm cố định có thể được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng. Để hiểu rõ hơn về hai loại hàm này thì hãy cùng tìm hiểu trong nội dung ngay dưới đây.
2.1 Hàm giữ khoảng tháo lắp
Cấu tạo của hàm giữ khoảng tháo lắp tương tự với hàm duy trì được sử dụng ở giai đoạn cuối cùng khi chỉnh nha. Chúng được thiết kế với dây thép bao quanh răng liên kết với khung nhựa tạo thành khay gắn vào vòm miệng.
Những đối tượng được chỉ định hàm tháo lắp thường là mất nhiều răng trên cung hàm, mất răng hàm sữa ở hai bên cung hàm và trường hợp thiếu trụ răng hàm. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tháo lắp linh hoạt giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn, có thể điều chỉnh để phù hợp với cung hàm. Khi sử dụng hàm giữ khoảng tháo lắp cũng sẽ giúp phục hồi chức năng ăn nhai cho trẻ.
Tuy nhiên, hàm tháo lắp khá cồng kềnh nên sẽ gây vướng víu, khó chịu cho trẻ, với các trường hợp trẻ không hợp tác để đeo khay đủ thời gian thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể.
2.2 Hàm giữ khoảng cố định
Loại hàm này thường được làm từ thép không gỉ để gắn vào răng liền kề răng mất, hiện nay có 3 loại hàm cố định được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Hàm giữ khoảng 1 bên: Được thiết kế với 1 vòng tròn nhẵn bao quanh răng và một vòng dây thép để giữ khoảng trống tại vị trí bị mất răng sữa sớm. Được dùng để giữ khoảng cho 1 răng bị mất trên cung hàm.
- Hàm giữ khoảng 2 bên: Thiết kế với 2 vòng nhăn tròn tương ứng với 2 răng kế và một dây cung kéo dài nằm trong của các răng trước để giữ khoảng trống cho hai răng. Thường thì hàm giữ khoảng 2 bên sẽ được sử dụng ở vị trí các răng hàm.
- Hàm neo chặn phía xa: Với thiết kế tương tự như hàm giữ khoảng 1 bên nhưng có thêm một miếng tháp được gắn ở dây thép tròn để giữ khoảng cho răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên. Những đối tượng được chỉ định sẽ là khi bị mất răng hàm sữa lớn thứ 2 trước khi răng vĩnh viễn thứ nhất mọc lên.
Các loại hàm giữ khoảng cố định thường ít gây vướng víu hơn cho trẻ, hiệu quả ổn định vì luôn được cố định trên cung hàm. Nhưng bố mẹ cần lưu ý hơn đến việc vệ sinh cho con khi đeo hàm cố định để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh xa vi khuẩn gây hại.
3. Hàm giữ khoảng giá bao nhiêu tiền?
Đối với tình trạng răng miệng khác nhau thì bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch cũng như loại hàm giữ khoảng khác nhau sao cho đạt kết quả cao nhất. Tại một nha khoa thì các loại hàm đều có một mức giá chung nhưng sẽ sẽ có sự chênh lệch ít nhiều giữa các nha khoa khác nhau.
Tại Nha khoa Trẻ, hàm giữ khoảng có mức là 800.000 đồng/hàm, đây là mức chi phí tương đối thấp mà vẫn đảm bảo về chất lượng khi điều trị, giúp đạt kết quả tối ưu.
Để trẻ giữ khoảng răng đạt hiệu quả cao thì bố mẹ cần lưu ý cho trẻ thăm khám và can thiệp nha khoa ngay sau khi mất răng sữa. Khi đó sẽ hạn chế được tối đa các vấn đề răng miệng không mong muốn và giúp hàm răng của trẻ phát triển một cách thuận lợi nhất.
Xem thêm:
Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?
Khi nào nên niềng răng cho trẻ?
Trẻ bị móm cần niềng răng đúng thời điểm “vàng”
Hy vọng với những chia sẻ ở trên của Nha khoa Trẻ thì các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được phương pháp đeo hàm giữ khoảng tại nha khoa. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bố mẹ có liên hệ với Nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa