Nội dung chính

Hàm duy trì cố định mặt trong là gì? Cấu tạo và ưu nhược điểm

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 03/08/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cần gắn hàm duy trì cố định mặt trong ít nhất 6 tháng để đảm bảo hiệu quả, giá hàm duy trì dao động từ 700.000 - 900.000 đồng.

Sau khi tháo mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ định người niềng đeo hàm duy trì để ổn định các răng mới dịch chuyển. Một trong các loại khí cụ có thể được sử dụng lúc này là hàm duy trì cố định mặt trong. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về hàm duy trì cố định bao gồm cấu tạo, ưu nhược điểm, giá thành và cách sử dụng nhé!

1. Hàm duy trì cố định là gì? 

Hàm duy trì cố định (mặt trong) là một khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để giữ răng ổn định sau quá trình thực hiện niềng. Sau khi kết thúc chu trình niềng, răng vẫn luôn có xu hướng dịch chuyển trong suốt giai đoạn còn lại. Chính vì vậy, loại khí cụ này sẽ giúp răng giữ đúng vị trí và giữ sự đều đặn của hàm răng sau niềng cho bạn.

Hàm duy trì cố định mặt trong được tạo thành bởi dây thép không gỉ, nó nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Khi sử dụng trong khoang miệng, hàm duy trì giúp đảm bảo an toàn, không gây kích ứng trong khoang miệng.

2. Cấu tạo của hàm duy trì cố định mặt trong

 

Hàm duy trì cố định mặt trong

Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ này để gắn cố định ở mặt sau của răng trước, thường là các răng số 1, 2,3. Vật liệu gắn ở đây Composite, loại nhựa tổng hợp có tuổi thọ cao, khả năng chịu lực tốt nên có thể ăn uống như bình thường.

Đây là loại hàm duy trì cố định nên bạn không thể tự ý tháo rời. Nếu cần điều chỉnh thì nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn và hỗ trợ.

2. Ưu điểm của hàm duy trì cố định mặt trong

Hiện nay, tại Nha khoa Trẻ hầu hết đều sử dụng loại hàm duy trì trong suốt do phòng khám tự sản xuất bởi đặc điểm thẩm mỹ cao, thoải mái và thuận tiện cho người dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cố định mặt trong.

Hiệu quả cao

Mẫu khí cụ này được đánh giá mang đến hiệu quả duy trì ổn định cho cấu trúc răng. Vật liệu kim loại thép có độ bền cao, không gỉ và an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Đặc biệt phù hợp với các khách hàng có răng và khung xương hàm yếu.

Đảm bảo thẩm mỹ

Hàm duy trì cố định được gắn ở mặt trong của răng nên có tính thẩm mỹ cao, hầu như người đối diện rất khó nhận ra bạn đang sử dụng khí cụ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp trong công việc và cuộc sống thường ngày.  

Hàm duy trì mặt trong có tính thẩm mỹ cao

Không cần quan tâm tháo lắp

Khí cụ duy trì được gắn cố định vào răng và không thể tự tháo lắp. Khi đó, bạn sẽ đeo hàm duy trì cả ngày mà không cần lo lắng xảy ra tình trạng quên sử dụng hay mất khí cụ. Nhờ vậy mà hiệu quả duy trì đạt được luôn ở mức tối ưu nhất, giữ cho răng không bị chạy lại vị trí cũ.

3. Hạn chế khi gắn hàm duy trì cố định mặt trong

Vướng víu vùng hàm trong

Vị trí gắn hàm duy trì là ở mặt trong của răng nên sẽ xảy ra tình trạng gây vướng víu bên trong khoang miệng. Ban đầu khi chưa quen với khí cụ, nhiều khách hàng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Trong quá trình ăn nhai còn gây ra những tác động trực tiếp đến lưỡi, nếu không cẩn thận có thể làm xước lưỡi, nướu,…

Dễ bám dính thức ăn

Hàm duy trì cố định có thiết kế đặc thù dạng xoắn nên dễ làm mắc thức ăn, tồn đọng mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng và khí cụ. Nếu không vệ sinh cẩn thận thì rất dễ gây ra tình trạng hôi miệng, viêm lợi, sâu răng.

Ngoài ra, khi mảng bám thức ăn bám vào quá nhiều trên hàm duy trì cũng sẽ làm giảm độ bám dính của khí cụ. Lúc này sẽ gây ra tình trạng sút dây gắn duy trì làm bong hàm và xử lý kịp thời để tránh giảm hiệu quả sử dụng.

Khó vệ sinh

Cũng giống với việc đeo mắc cài thì gắn hàm duy trì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Nhất là vị trí gắn hàm duy trì lại ở mặt trong của răng, vị trí dễ bị lơ là khi chải răng.

Bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để tránh hàm duy trì bị bung tuột, nhưng cũng không được phép qua loa để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm.

Cần đến nha khoa để điều chỉnh nhiều lần

Mặc dù chất liệu Composite có độ bám dính cao nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể bị bung, tuột làm rơi khí cụ. Để đảm bảo hiệu quả duy trì thì bạn cần dành một khoảng thời gian và công sức đến nha khoa và khắc phục kịp thời.

Cần đến nha khoa nhiều để điều chỉnh hàm duy trì

Xem thêm: Đệm cắn chỉnh nha Aligner Chewies là gì? Có tác dụng gì?

                     Headgear chỉnh nha có tác dụng gì? Đối tượng nào sử dụng?

5. Hàm duy trì cố định đeo bao lâu? 

Thời gian đeo hàm duy trì cố định được khuyến cáo ít nhất 6 tháng sau khi kết thúc chu trình niềng. Mỗi đối tượng cũng sẽ có thời gian đeo hàm khác nhau để đảm bảo hiệu quả sau khi chỉnh nha. Với trẻ em ở độ tuổi dậy thì, bác sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì lâu hơn hẳn và có thể đến khi trưởng thành.

Để quá trình đeo không phải kéo dài quá lâu, bạn đặc biệt cần tuân theo những hướng dẫn từ bác sĩ nha khoa của mình. Sau một khoảng thời gian, bác sĩ sẽ tiến hành tái khám và có thể cho dừng đeo hàm nếu răng đã hoàn toàn ổn định.

6. Hàm duy trì cố định mặt trong giá bao nhiêu?

Hàm duy trì cố định mặt trong có giá thành thấp hơn so với các loại hàm duy trì tháo lắp khác. Giá thành thường dao động trong khoảng 700.000 đến 900.000 đồng tùy vào nha khoa bạn điều trị. Trong khi đó, hàm duy trì tháo lắp có giá cao hơn dao động khoảng 1.000.000 đến 1.500.000 đồng.

Đây là mức giá thành chung mà bạn có thể tham khảo, nhưng ở mỗi nha khoa sẽ có chính xác giá khác nhau. Do đó bạn nên liên hệ trực tiếp với nha khoa đó để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn niềng răng tại Nha khoa Trẻ thì sau khi kết thúc chỉnh nha bạn sẽ được phòng khám cấp cho một bộ hàm duy trì trong suốt hoàn toàn miễn phí. Hàm duy trì trong suốt do phòng khám tự sản xuất, miễn phí cho cả niềng răng Invisalign và chỉnh nha mắc cài thường.

Hàm duy trì trong suốt miễn phí tại Nha khoa Trẻ

7. Lưu ý khi sử dụng hàm duy trì để đạt hiệu quả

Những trường hợp sử dụng hàm duy trì cố định mặt trong, để đảm bảo hiệu quả thì bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Chế độ ăn uống hợp lý

Trong quá trình sử dụng hàm duy trì cần chú ý đến chế độ ăn uống, đảm bảo không gây tổn hại cho răng hay làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí cụ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trong quá trình niềng và khi đeo hàm duy trì, đảm bảo làm sạch vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi. Nhưng bạn cũng cần lưu ý chải răng nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh tránh làm hư hại hàm duy trì, kết hợp thêm các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác để đạt hiệu quả cao hơn.

Vệ sinh răng miệng đúng cách khi sử dụng hàm duy trì

Xem thêm:33 tuổi có nên niềng răng không? Hiệu quả đạt được như thế nào?

Tái khám định kỳ

Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ khi đeo hàm duy trì cố định để đảm bảo hàm răng của bạn vẫn bền đẹp và khí cụ đang phát huy tối đa hiệu quả của nó. Thời gian thăm khám định kỳ thường từ 3 – 6 tháng một lần.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hàm duy trì, nếu gặp bất cứ sự cố nào cần liên hệ ngay với bác sĩ. Tránh trường hợp hàm duy trì bung tuột lâu ngày làm mất đi tính hiệu quả vốn có của khí cụ.

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ những thông tin về hàm duy trì cố định mặt trong cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng. Nếu cần tư vấn hoặc thăm khám trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Danh mục cẩm nang