Nội dung chính

Răng tạm là gì? Tại sao cần gắn răng tạm khi làm răng sứ?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 15/04/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Nếu bạn đã tìm hiểu về kỹ thuật bọc răng sứ thì chắc hẳn đã từng nghe đến thuật ngữ “ răng tạm”. Gắn răng tạm được bác sĩ chỉ định thực hiện ngay sau khi mài răng và hầu hết các trường hợp làm răng sứ đều cần thực hiện. Vậy răng tạm khi làm răng sứ là gì? Có công dụng gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Răng tạm là gì? Tại sao cần gắn răng tạm khi làm răng sứ?

1. Răng tạm khi làm răng sứ là gì?

Răng tạm không chỉ được ứng dụng trong bọc răng sứ mà còn được sử dụng khi làm cầu răng hay trồng răng Implant. Đây là là chiếc răng được chế tác từ nhựa an toàn, thân thiện với môi trường khoang miệng.

Răng tạm khi làm răng sứ có nhiều kích cỡ khác nhau để đáp ứng với từng chiếc răng từ răng cửa đến răng hàm. Chiếc răng này được gắn trên trụ răng bằng một loại keo dán chuyên dụng có thể dễ dàng tháo ra khi thực hiện lắp răng sứ vĩnh viễn.

Giai đoạn gắn răng tạm là sau khi bác sĩ đã tiến hành mài răng, lấy dấu răng để thiết kế mão sứ thật. Răng tạm sẽ được sử dụng trong 2-3 ngày để chờ răng sứ được sản xuất hoàn thiện. Sau cùng, bác sĩ sẽ tháo răng tạm và lắp răng sứ lên cùi răng, điều chỉnh sao cho khớp cắn cân đối và đảm bảo hiệu quả ăn nhai ổn định.

Răng tạm dùng sau khi mài răng để làm răng sứ

2. Tại sao phải gắn răng tạm khi làm răng sứ?

Gắn răng tạm là một bước cần thực hiện trong quy trình làm răng sứ, mang đến nhiều tác động cho kết quả phục hình của khách hàng.

2.1 Bảo vệ cùi răng thật

Để làm răng sứ buộc phải mài một phần men răng để làm trụ răng, khi đó răng không có gì che chắn dễ trở nên nhạy cảm và có thể bị vi khuẩn tấn công.

Vì vậy, lúc này cần lắp răng tạm khi làm răng sứ để bao bọc bên ngoài cùi răng, răng thật được bảo vệ tránh khỏi các tác nhân bên ngoài. Từ đó, hiện tượng ê nhức, buốt răng khi ăn nhai sẽ không đáng lo ngại nữa.

2.2 Duy trì thẩm mỹ cho hàm răng

Răng thật bị mài nhỏ nên kích thước mất cân đối so với các răng khác trên cung hàm, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt. Răng tạm được lắp lên cùi răng với kích thước, màu sắc tương xứng đảm bảo hàm răng đều đẹp như bình thường. Khi đó, bạn sẽ không còn cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp trong thời gian chờ lắp răng sứ thật.

2.3 Hỗ trợ chức năng ăn nhai

Nếu cùi răng trực tiếp tiếp xúc với đồ ăn, đặc biệt là đồ ăn nóng lạnh sẽ gây ê buốt răng nghiêm trọng. Việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn và thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến cùi răng. Do đó, việc lắp răng tạm để hỗ trợ ăn nhai cần thực hiện ngay sau khi mài răng.

Răng tạm hỗ trợ một phần chức năng ăn nhai

3. Lắp răng tạm khi làm răng sứ có ăn uống bình thường được không?

Như đã nói, răng tạm khi làm răng sứ có tác dụng hỗ trợ ăn nhai và sinh hoạt. Tuy nhiên, do chỉ được gắn tạm thời nên độ bền của răng tạm chỉ ở mức trung bình. Sau khi lắp răng tạm không thể ăn đồ ăn quá cứng, quá dẻo hoặc quá dai bởi nó sẽ khiến răng chịu lực tải lớn, dẫn đến vỡ răng và sai lệch vị trí.

4. Lưu ý khi gắn răng tạm để làm răng sứ

Thời gian sử dụng răng tạm mặc dù không quá dài nhưng vẫn đảm bảo chăm sóc đúng cách, bảo vệ chiếc răng này đến khi được thay thế thành răng sứ thật.

Không nên ăn đồ ăn nóng sau gắn răng tạm

Quá trình làm răng sứ đạt được kết quả tốt thì khách hàng tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cần tìm kiếm cho mình một địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội để được phục hình với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại, tránh bọc răng sứ kém chất lượng, răng sứ giá rẻ gây hại cho răng miệng. 

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Danh mục cẩm nang