Gắn lò xo khi niềng răng để làm gì? Có mấy loại? Mất bao lâu?
Gắn lò xo khi niềng răng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha mắc cài được áp dụng phổ biến để tạo khoảng hoặc đóng khoảng khắc phục răng hô, móm, chen chúc.
Khi niềng răng có không ít trường hợp cần thực hiện các thủ thuật hỗ trợ khác như nhổ răng, nong hàm, gắn mini vít,… Gắn lò xo khi niềng răng cũng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ được áp dụng phổ biến để khắc phục răng hô, móm, chen chúc. Để hiểu rõ về kỹ thuật này hãy cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Lò xo niềng răng là gì? Để làm gì?
Lò xo niềng răng là một khí cụ nha khoa được sử dụng trong các trường hợp niềng răng mắc cài. Nó được làm từ chất liệu thép không gỉ, thiết kế nhiều vòng xoắn tương tự như một chiếc lò xo thông thường. Lò xo có kích thước nhỏ vừa vặn để đưa vào trong miệng hỗ trợ quá trình niềng răng.
Không phải trường hợp nào niềng răng mắc cài cũng đều phải gắn lò xo để chỉnh nha. Trường hợp cần thiết là khi răng sai lệch nhiều, bác sẽ tiến hành gắn lò xò ở khâu nối dài đến dây cung phía sau răng nanh để đóng khoảng cách giữa các răng.
Thông thường, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo hoặc đẩy của lò xo để nắn chỉnh răng, bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người. Kết hợp lò xo với các khí cụ niềng răng mắc cài sẽ giúp các răng sắp xếp thẳng hàng một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian niềng.
2. Các dạng lò xo khi niềng răng
Gắn lò xo khi niềng răng ở mỗi trường hợp là khác nhau, điều này là do tình trạng răng khác biệt ở mỗi người. Khi chỉnh nha có thể sẽ sử dụng một trong 3 loại lò xo là lò xo đẩy, lò xo kéo hoặc lò xo duy trì.
2.1 Gắn lò xo đẩy khi niềng răng
Lò xo đẩy có tác dụng mở rộng khoảng trống giữa các răng. Hình dáng của lò xo đẩy khi nhìn gần sẽ thấy giống lò xo thông thường. Khi dùng tay ấn vào lò xo đẩy sẽ nén lại rồi trở về hình dáng ban đầu.
Để gắn lò xo khi niềng răng, bác sĩ sẽ nén lò xo lại và đặt vào giữa răng cần tạo khoảng, cố định 1 đầu lò xò vào 1 đầu răng.
Theo thời gian, tính đàn hồi của lò xò sẽ giúp chúng trở lại hình dạng ban đầu và đẩy 1 răng về phía trước, 1 răng về phía sau. Khi đó sẽ tạo được khe hở cần thiết giữa 2 răng.
2.2 Lò xo kéo
Ngược lại với lò xo đẩy thì lò xo kéo được sử dụng để đóng các khoảng trống do răng thưa hoặc nhổ răng.
Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lò xo vào 2 răng có khoảng cách xa nhau. Lò xo đang ở trạng thái bình thường sẽ được kéo giãn ra, theo quy luật lò xo co lại như ban đầu và kéo 2 răng gần nhau, đóng khoảng tối ưu cho khe thưa.
2.3 Lò xo duy trì
Mục đích sử dụng lò xo duy trì là cố định khoảng trống hiện có của răng, tránh tình trạng vị trí trống bị thu hẹp hoặc mở rộng hơn. Trường hợp áp dụng là khi muốn giữ nguyên khoảng trống sau nhổ răng để thực hiện phục hình Implant sau niềng răng.
Tương tự như 2 thủ thuật trên, bác sĩ thực hiện gắn lò xo duy trì vào 2 răng có khoảng trống để giữ nguyên khoảng cách này. Sau khi đã nắn chỉnh các răng thẳng hàng, vị trí trống sẽ được chỉ định trồng răng Implant khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai hiệu quả.
3. Sử dụng lò xo chỉnh nha trong bao lâu?
Cùng với băn khoăn niềng răng mất bao lâu thì thời gian đeo lò xo cũng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, kỹ thuật gắn lò xo khi niềng răng không có thời gian cố định mà tùy thuộc vào tình trạng răng ở mỗi người.
Khi thăm khám và lên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng về thời gian đeo lò xò chỉnh nha. Có trường hợp chỉ cần đeo lò xo khoảng 4 tháng nhưng cũng không ít người phải đeo 8 tháng thì niềng răng mới đạt kết quả tốt.
4. Đeo lò xo khi niềng răng có đau không?
Các kỹ thuật hỗ trợ niềng răng như nhổ răng, nong hàm, gắn minivis đều khiến người niềng e ngại vì tình trạng đau nhức khi thực hiện. Vậy đeo lò xò khi niềng răng thì sao, lò xo chỉnh nha có gây đau nhức hay không?
Theo bác sĩ chuyên khoa, lò xo là loại khí cụ có tính đàn hồi tốt nên co kéo thuận lợi để hỗ trợ tạo khoảng trống hoặc đóng khoảng răng. Khi mới gắn lò xo sẽ có cảm giác hơi ê nhức, khó chịu do chưa quen với khí cụ trong miệng. Nhưng sau đó bạn sẽ không có giảm giác gì nữa và việc sinh hoạt hay ăn uống sẽ trở lại bình thường.
Hơn nữa, nếu cảm thấy đau nhức khi đeo lò xo niềng răng thì điều này chứng tỏ lò xo đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Là dấu hiệu cho thấy răng đang có sự biến đổi tốt theo tính toán của bác sĩ điều trị. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này mà hãy tin tưởng vào bác sĩ điều trị, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi nhất.
Xem thêm:
Tại sao phải nâng khớp cắn khi niềng răng?
Nâng khớp cắn giá bao nhiêu tiền?
5. Đeo lò xo khi niềng răng nên ăn uống như thế nào?
Việc đeo mắc cài thông thường cũng đã cần chú trọng đến chế độ ăn uống để đảm bảo răng dịch chuyển hiệu quả, tránh sai lệch không mong muốn. Nếu cần đeo lò xò khi niềng răng thì bạn cần lưu tâm hơn nữa đến quá trình ăn uống, giúp duy trì hiệu quả chỉnh nha và có cơ thể khỏe mạnh.
- Khi mới gắn lò xo để niềng răng sẽ có cảm giác hơi khó chịu, lúc này bạn nên ăn các đồ ăn mềm, hạn chế ăn nhai.
- Niềng răng có thể kèm theo triệu chứng chán ăn nhưng hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tránh hóp má, sụt cân. Một số gợi trong thực đơn của bạn bao gồm: Cháo, súp, bún, sữa, sinh tố, nước ép,… vừa giàu dưỡng chất vừa dễ ăn nhai.
- Các loại thịt hay thức ăn thông thường cần được cắt nhỏ, nấu nhừ để dễ ăn nhai, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi.
- Tránh tuyệt đối các loại đồ ăn quá cứng, quá dai vì chúng sẽ làm hư hỏng các khí cụ mắc cài, lò xo.
- Không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh để tránh kích thích các răng đang nhạy cảm.
6. Chế độ vệ sinh răng miệng khi đeo lò xo chỉnh nha
Cùng với chế độ ăn uống hàng ngày thì việc vệ sinh răng miệng cũng không thể lơ là. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm bung tuột dây cung, mắc cài, lò xò, thậm chí khiến các răng bị sâu hỏng, viêm tủy.
- Dù chỉ đeo mắc cài hay có gắn lò xo khi niềng răng thì bạn đều cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng tối thiểu 2 ngày/lần và chải răng nhẹ nhàng mọi ngóc ngách.
- Dùng kết hợp các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng khác như bàn chải kẽ, tăm nước,… để làm sạch khí cụ chỉnh nha, loại bỏ các vụn thức ăn mắc kẹt trên mắc cài, lò xo.
- Bàn chải đánh răng nên lựa chọn kỹ lưỡng, ưu tiên bàn chải lông mềm hay bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng có chứa Florua để hạn chế vi khuẩn trong khoang miệng.
- Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn hãy kiểm tra lại các khí cụ trong miệng để chắc chắn chúng không bị lỏng lẽo hay bung tuột.
7. Những điều cần lưu ý khi đeo lò xo để niềng răng
Khi gắn lò xò để niềng răng, bạn hãy lưu ý thêm những vấn đề dưới đây để có quá trình niềng răng thuận lợi, hạn chế sự cố khi niềng.
- Không tự ý tháo gỡ lò xo niềng răng khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh thao tác sai cách làm phát sinh biến chứng.
- Nếu đang đeo lò xò khi niềng răng thì bạn nên mở miệng quá rộng để không làm biến dạng lò xo.
- Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường khi niềng răng như cảm giác đau nhức dài ngày, chảy máu thường xuyên hoặc phát hiện ra bệnh lý răng miệng thì hãy đến nha khoa để xử lý kịp thời.
- Đừng quên tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh khí cụ cho từng giai đoạn.
8. Lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín – đảm bảo an toàn tuyệt đối
Niềng răng dù có chỉ định gắn lò xò hay không thì đều là một kỹ thuật tương đối phức tạp. Để có những chỉ định chính xác và niềng răng đạt kết quả tối ưu thì tốt nhất bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị.
Nha khoa Trẻ Hà Nội là một trong những lựa chọn đáng tin cậy sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình niềng răng, giúp bạn sớm sở hữu hàm răng như ý muốn.
- Nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã thực hiện thành công cho các tình trạng sai lệch răng từ đơn giản đến phức tạp.
- Sở hữu các trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong chẩn đoán và điều trị chỉnh nha: Máy chụp phim Conebeam 3D, máy Scan răng iTero, máy Scan Trios,…
- Các phương pháp niềng răng hiện đại: Mắc cài kim loại 3M, mắc cài sứ 3M, mắc cài tự đóng/tự buộc 3M, máng niềng răng trong suốt Invisalign.
- Có kế hoạch điều trị chi tiết, bác sĩ tư vấn lộ trình niềng răng giúp khách hàng dễ dàng theo dõi tiến trình chỉnh nha của mình.
- Hỗ trợ khắc phục sự cố khi chỉnh nha một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro.
- Bác sĩ không chỉ chỉnh răng cho khách hàng mà còn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách toàn diện.
Nếu các bạn đang mong muốn khắc phục các tình trạng hô, móm, lệch lạc hay sai khớp cắn thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ. Các bác sĩ chuyên khoa tại đây luôn sẵn sàng thăm khám và tư vấn miễn phí cho bạn.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi