Trong quá trình niềng răng sẽ phải thực hiện song song một số kỹ thuật hỗ trợ khác, cụ thể là nâng khớp cắn để giúp niềng răng sai khớp cắn đạt hiệu quả tối ưu. Vậy chính xác thì nâng khớp cắn có tác dụng gì? Nâng khớp cắn bao lâu thì hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Nâng khớp cắn là gì?
Nâng khớp cắn là kỹ thuật chuyên môn trong nha khoa nhằm tạo ra khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp hay cục nâng khớp để hai răng không cắn lại được với nhau. Thông thường, phương pháp này sẽ được kết hợp song song với niềng răng mắc cài.
2. Các trường hợp cần nâng khớp cắn trong niềng răng
Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, phương pháp này sẽ được khuyến cáo sử dụng với 4 trường hợp dưới đây.
2.1 Nâng khớp cắn sâu
Bạn có thể phát hiện tình trạng khớp cắn sâu rất dễ dàng khi hàm trên che khuất hoàn toàn các răng hàm dưới. Lúc này, rìa răng hàm dưới gần như không chạm vào hàm trên mà sẽ tiếp xúc trực tiếp với nướu. Nếu không nâng khớp cắn sâu kết hợp niềng răng, tính thẩm mỹ và ăn nhai sẽ không được đảm bảo.
2.2 Nâng khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo cũng thể hiện rõ khi răng hàm trên dưới bị xô lệch và bất đối xứng. Tình trạng này cũng có thể quan sát được nếu chóp mũi khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng. Điều này sẽ tác động không tốt đến việc ăn nhai cũng như gây ảnh hưởng mắc cài khi niềng răng.
2.3 Khớp cắn ngược
Khi gặp tình trạng khớp cắn ngược, hàm dưới sẽ nằm lệch ra ngoài so với hàm trên gây mất thẩm mỹ. Cũng tương tự như khớp cắn sâu, bác sĩ cũng khuyến cáo nên nâng khớp cắn trong trường hợp này khi niềng răng.
2.4 Người niềng nghiến răng
Tình trạng nghiến răng khá phổ biến và gây ra rất nhiều rắc rối cho cho người đang thực hiện niềng răng. Quá trình điều trị có thể bị ảnh hưởng rất nhiều do răng bị nghiến chặt. Từ đấy, hiệu quả niềng răng cũng không được đảm bảo khi các răng không di chuyển theo đúng kế hoạch.
3. Tác dụng của nâng khớp cắn
Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng mà nâng khớp cắn sẽ đem lại những tác dụng khác nhau. Mục đích chính của phương pháp này là làm giảm áp lực của hàm dưới lên men răng và gọng niềng làm hư hại khí cụ. Nhờ vậy, ca niềng sẽ diễn ra đúng như lộ trình điều trị đã lên từ trước.
Với khớp cắn sâu, khí cụ nâng khớp sẽ giảm thiểu các tổn thương do rìa răng và mắc cài gây ra cho nướu. Với khớp cắn chéo, việc nâng khớp cắn sẽ giúp khớp cắn đạt chuẩn và hạn chế lệch lạc. Còn với tình trạng nghiến răng, phương pháp này sẽ được dùng để hạn chế tình trạng vô thức nghiến.
4. Các khí cụ nâng khớp cắn
4.1 Cục nâng khớp cắn
Loại khí cụ này được chỉ định dùng cho những người bị khớp cắn sâu. Cấu tạo của cục nâng thường làm bằng nhựa, kim loại hay cao su. Với hình dạng giống hình tam khác, cục nâng sẽ được gắn vào mặt sau của răng cửa giúp răng không bị đẩy cao. Đặc biệt, nếu thực hiện chỉnh nha bằng máng, cục nâng sẽ gắn thẳng vào máng.
4.2 Máng nâng khớp cắn
Với những trường hợp khớp cắn chéo, khớp cắn ngược và nghiến răng, sử dụng máng nâng khớp cắn sẽ đem đến hiệu quả tối ưu. Một miếng đệm được thiết kế riêng giống chiếc máng sẽ được đặt giữa hai hàm của bệnh nhân. Kết hợp cùng với chỉnh nha, khớp cắn và răng sẽ được kéo về đúng vị trí.
5. Nâng khớp cắn trong bao lâu?
Cũng giống với niềng răng thì thời gian nâng khớp cắn bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng ở từng người. Nhưng trung bình sẽ dao động trong khoảng 3 – 12 tháng và thực hiện song song với việc đeo mắc cài hoặc đeo máng niềng răng trong suốt.
Khi niềng răng và thực hiện nâng khớp cắn, nếu nhận thấy khớp cắn đã thay đổi đúng thì bác sẽ nhanh chóng tháo bỏ các khí cụ chuyên dụng và quá trình niềng răng vẫn tiếp tục theo đúng lộ trình.
6. Nâng khớp cắn khi niềng răng có đau không?
Bản chất của nâng khớp cắn sẽ không gây xâm lấn hay phẫu thuật nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng. Tuy nhiên, việc có thêm những khí cụ này trong miệng chắc chắn sẽ không hề dễ chịu chút nào. Đặc biệt trong những ngày đầu, bạn sẽ cảm giác cấn vướng, khó chịu cũng như khó khăn trong quá trình ăn nhai.
Tình trạng này được đánh giá là không quá đáng sợ đến mức không chịu được như nhiều người lầm tưởng. Sau một thời gian làm quen, bạn sẽ sinh hoạt ăn uống thoải mái hơn và có thể cảm nhận sự thay đổi của răng cũng như khung hàm của mình.
7. Nâng khớp cắn giá bao nhiêu tiền?
Chi phí nâng khớp cắn sẽ có thể miễn phí hay tính phí tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ chụp X-quang và xem xét tình hình răng miệng tổng quát của bệnh nhân. Để biết được mức chi phí cụ thể, bạn có thể trao đổi cụ thể với bác sĩ về các chính sách khi thực hiện niềng của mình.
8. Những lưu ý khi nâng khớp cắn
Để các giai đoạn niềng răng cũng như nâng khớp cắn diễn ra thuận lợi nhất, dưới đây là một số lưu ý đến từ Nha khoa Trẻ dành riêng cho bạn.
- Ban đầu khi gắn các cục nâng khớp cắn lên răng có thể khiến người niềng cảm thấy khó chịu vì chưa thể thích nghi được. Khi đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng viêm để dần thích nghi nhưng cần có sự tư vấn của nha sĩ.
- Chắc hẳn bạn cũng biết quá trình ăn uống khi chỉnh nha tác động rất lớn đến kết quả niềng và nâng khớp cắn cũng vậy. Khi nâng khớp cắn niềng răng bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, dẻo hay các đồ ăn có lượng đường cao.
- Vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha và nâng khớp cắn cũng cần được chú trọng. Bạn cần đánh răng sau mỗi lần ăn uống và sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để đem lại hiệu quả làm sạch tối ưu.
- Khi nâng khớp cắn, răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ khó chạm khít với nhau nhưng đây chỉ là trạng thái bình thường. Bạn sẽ dần thích nghi trong một thời gian ngắn khoảng 1 – 2 tuần.
- Bạn cần theo dõi cục nâng khớp mỗi ngày để hạn chế tình trạng lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Trường hợp cục nâng khớp bị bong hay có vấn đề nào khác thì cần đến gặp bác sĩ để điều chỉnh kịp thời.
Xem thêm: Gắn khâu niềng răng có tác dụng gì? Có đau không?
Nâng khớp cắn hay niềng răng đều là kỹ thuật tương đối phức tạp nên đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ thực hiện cũng như thiết bị nha khoa hỗ trợ. Nếu bạn đang muốn tham khảo các phương pháp trên hay nhận tư vấn miễn phí, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi