Tại sao đeo hàm duy trì bị đau? Mẹo giảm đau khi đeo hàm
Đeo hàm duy trì bị đau hay bị ê răng xuất phát từ thiết kế hàm, hàm duy trì hỏng hóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách hay răng bị tổn thương.
Đeo hàm duy trì là bước cuối cùng trong quá trình chỉnh nha nằm cố định răng trên khung hàm và hạn chế tình trạng “răng chạy về vị trí cũ”. Mặc dù không còn hệ thống khí cụ phức tạp trên khoang miệng, ê răng khi đeo hàm duy trì hay đeo hàm duy trì bị đau vẫn có thể xảy ra làm nhiều người lo lắng. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này ngay bây giờ.
1. Hàm duy trì là gì?
Trước khi tìm hiểu về tình trạng đeo hàm duy trì bị đau, bạn đọc cần nắm được những thông tin cơ bản về loại khí cụ này. Đây là khí cụ được bác sĩ chỉ định bệnh nhân đeo sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha nhằm giúp răng được ổn định và đảm bảo hiệu quả niềng răng. Có hai loại hàm duy trì chính gồm:
- Hàm duy trì tháo lắp có thể linh hoạt tháo ra đeo vào với cấu tạo bằng kim loại hoặc nhựa trong suốt.
- Hàm duy trì cố định được gắn vào mặt sau của răng bằng composite dưới sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
2. Đeo hàm duy trì có bị đau không?
Đeo hàm duy trì thoải mái hơn nhiều so với đeo các khí cụ niềng hay thực hiện siết dây cung. Cơ chế của hàm duy trì là cố định răng tại đúng vị trí và không có tác động đẩy, kéo nên cũng không gây ra quá nhiều đau đớn. Hàm duy trì cũng sẽ được thiết kế riêng cho mỗi cá nhân nên vô cùng vừa vặn với răng và khuôn hàm.
3. Tại sao đeo hàm duy trì bị đau?
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh trong thời gian thực hiện đeo hàm duy trì.
3.1 Hàm duy trì có thiết kế không phù hợp
Hàm duy trì sẽ được thiết kế dựa vào số liệu khung hàm và răng của mỗi cá nhân sao cho vừa vặn nhất trên khung hàm. Do đó, nếu hàm duy trì thiết kế sai số liệu sẽ khiến người đeo có cảm giác không thoải mái, cấn vướng. Trường hợp này chỉ xảy ra nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa không uy tín, bác sĩ thực hiện kỹ thuật kém.
3.2 Hàm duy trì bị hỏng
Việc tháo lắp không đúng cách hay tác động ngoại lực do chấn thương, va chạm,… có thể khiến hàm duy trì bị hỏng. Nếu khách hàng không thay thế hay sửa chữa sớm, hàm duy trì bị hỏng có thể chọc vào các mô nướu mềm, niêm mạc miệng,… Từ đó, việc đeo hàm duy trì bị đau sẽ xảy ra.
3.3 Hàm duy trì bị lệch
Trong giao tiếp hay sinh hoạt hằng ngày, hàm duy trì có thể bị xô lệch và gây đau nhức. Điều này sẽ xảy ra với một số đối tượng cụ thể như người giao tiếp nhiều, người thường xuyên ăn các loại đồ ăn dai cứng khó nuốt,…
3.4 Răng bị tổn thương và trở nên nhạy cảm
Tại thời điểm đeo hàm duy trì, răng vẫn chưa ổn định và còn tương đối yếu. Vì thế, răng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động từ va chạm hay chấn thương từ bên ngoài. Ngà răng bị lộ sẽ khiến răng nhạy cảm và dễ bị kích thích khi ăn nhai. Còn nếu tủy răng bị chấn thương có thể xuất hiện những cơn đau buốt kéo dài.
3.5 Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng cũng như hàm duy trì không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn, mảng bám hình thành trong khoang miệng. Càng về lâu dài, vi khuẩn sẽ càng phát triển và hình thành các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,…
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau hay ê buốt răng khi đeo hàm duy trì.
4. Ê răng khi đeo hàm duy trì khắc phục thế nào?
Nha khoa Trẻ sẽ bật mí cho bạn 5 cách dưới đây giúp khắc phục tình trạng này vô cùng hiệu quả.
4.1 Dùng gel chống ê buốt
Sản phẩm gel chống ê buốt sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng đeo hàm duy trì bị đau tạm thời. Bạn có thể thực hiện bôi một lớp gel lên bề mặt răng trước khi đeo hàm duy trì để giảm thiểu cơn đau nhức. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp triệt để mà bạn có thể duy trì trong thời gian dài.
4.2 Thay đổi loại kem đánh răng
Hàm răng trong thời kỳ đeo hàm duy trì vẫn tương đối nhạy cảm nên bạn cần thay thế loại kem đánh răng phù hợp. Loại kem đánh răng cho người răng nhạy cảm là lựa chọn rất phù hợp trong thời điểm này. Một số thương hiệu tiêu biểu có thể kể đến như Sensodyne, Crest Pro – Health Sensitive,…
Hầu hết các loại kem đánh răng này đều có hàm lượng các chất như arginine, fluoride, potassium nitrate,… phù hợp. Để mua được sản phẩm chính hãng, bạn có thể mua trực tiếp sản phẩm tại các siêu thị hay đại lý lớn trong khu vực.
4.3 Chăm sóc răng miệng đúng cách
Nếu việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến bạn đeo hàm duy trì bị đau thì việc điều chỉnh lại là điều vô cùng quan trọng. Hãy duy trì thói quen vệ sinh cho cả hàm răng lẫn cả hàm duy trì để thức ăn hay mảng bám không tích tụ lại. Từ đó, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ dần được cải thiện hơn.
Hãy chải răng nhẹ nhàng hằng ngày ít nhất 2 lần với bàn chải lông mềm. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa việc mài mòn và tổn thương cấu trúc răng thật. Chải theo chiều dọc hoặc đường tròn cũng sẽ giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn nên dùng thêm các sản phẩm như nước súc miệng, chỉ nha khoa,…
4.4 Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Với người vừa kết thúc quá trình niềng răng, các loại thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh sẽ không phải lựa chọn phù hợp. Đây đều là những tác nhân sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cả hàm duy trì cũng như sức khỏe răng miệng tổng thể.
Chế độ ăn uống khoa học sẽ vừa hạn chế những ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai vừa góp phần giúp hàm răng sau khi niềng của bạn được ổn định. Đó là các loại thức ăn mềm, lỏng cùng rau xanh, hoa quả, thịt cá,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
4.5 Thăm khám nha khoa
Nếu hàm duy trì hỏng, cảm giác đeo cấn vướng hoặc bạn không biết xử lý như thế nào nếu bị ê răng khi đeo hàm duy trì thì bạn nên tới thăm khám nha khoa. Thông qua thăm khám và kiểm tra khí cụ, bác sĩ sẽ xác nhận chính xác được nguyên nhân gây đau nhức răng và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Ví dụ nếu hàm duy trì bị quá chật, quá rộng hay bị hỏng thì bác sĩ cần phải lấy dấu răng và chế tác lại cho bệnh nhân. Hoặc nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị triệt để. Bạn cũng có thể thăm khám tại nha khoa khác nếu không tin tưởng địa chỉ cũ.
Xem thêm:
4 nguyên nhân đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng và cách khắc phục
Tại sao phải đeo hàm duy trì suốt đời? Trường hợp áp dụng
5. Lưu ý khi đeo hàm duy trì để hạn chế đau nhức
Để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây.
- Thực hiện đeo hàm theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Nếu là loại hàm cố định thì tuyệt đối không tự động thực hiện mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
- Hàm duy trì cần được bảo quản và vệ sinh cẩn thận, tránh làm hư hỏng hay để vi khuẩn tích tụ.
- Thực hiện tái khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm kết hợp thêm các sản phẩm được nha khoa tin dùng như nước súc miệng, chỉ nha khoa,…
- Lên cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp.
Đeo hàm duy trì bị đau hay bị ê răng là tình trạng tương đối khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của người đeo hàm duy trì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra được phương án phù hợp giải quyết tình trạng này. Để được tư vấn và hỗ trợ, liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa