[Khám phá] Ưu nhược điểm của các loại dây cung niềng răng
Các loại dây cung niềng răng với nhiều kích thước khác nhau được chỉ định trong từng giai đoạn niềng răng. Có tác dụng siết lực dịch chuyển răng như ý muốn.
Dây cung niềng răng là một loại khí cụ không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha có tác dụng kéo răng về vị trí cung hàm mong muốn theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nhưng dù là người đã, đang hay có ý định niềng răng thì cũng đều có thắc mắc là có mấy loại dây cung trong niềng răng? Các loại dây cung niềng răng có sự khác biệt như thế nào và loại nào đang được nhiều người sử dụng nhất?
Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này, Nha khoa Trẻ sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại dây cung niềng răng hiện đang được sử dụng trong nha khoa và những đặc điểm đặc trưng của từng loại dây cung.
1. Dây cung niềng răng là gì?
Niềng răng là quá trình nắn chỉnh hàm răng lệch lạc trở nên thẳng đều chuẩn khớp cắn. Khi đó cần sử dụng đến các khí cụ nha khoa, cụ thể là hệ thống mắc cài hoặc máng niềng trong suốt để tạo lực dịch chuyển răng. Dây cung được dùng trong kỹ thuật niềng răng mắc cài được gắn cố định trong các rãnh mắc cài.
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài thật chắc chắn lên răng bằng keo dán chuyên dụng không gây hại đến răng, sau đó đặt dây cung vào trong các rãnh giữa của mắc cài và dùng dây thun để cố định. Các trường hợp thực hiện niềng răng mắc cài tự buộc thì cơ chế chỉnh nha sẽ khác biệt đôi chút, không cần sử dụng dây thun mà trên mắc cài có sẵn nắp đóng mở tự động giữ chặt dây cung trên mắc cài.
2. Các kích thước dây cung niềng răng
Các kích thước của dây cung niềng răng sử dụng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị với các mốc thời gian thay đổi dây cung sao cho phù hợp. Bên cạnh sự thay đổi về kích thước thì dây cung niềng răng còn được sản xuất với những kiểu dáng khác nhau. Cụ thể:
- Dây cung tròn có các loại kích thước: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018
- Dây cung tiết diện có các kích thước: 0.016×0.016, 0.016×0.022, 0.017×0.022, 0.017×0.025, 0.018×0.022, 0.018×0.025, 0.019×0.025
3. Tác dụng của dây cung trong niềng răng
Dây cung niềng răng kết hợp với khí cụ mắc cài chính là một hệ thống chỉnh nha bền vững giúp răng dịch chuyển dần về vị trí mong muốn. Theo từng giai đoạn thì các loại dây cung niềng răng sẽ có những công dụng khác nhau.
3.1 Giai đoạn dàn đều răng
Dàn đều răng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình chỉnh nha. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng dây cung có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao như dây cung Niti để có thể căn chỉnh răng đều trên cung hàm. Kích thước dây cung phù hợp nhất là 0.014 và 0.016.
3.2 Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình niềng răng. Thời điểm này đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt ở hàm răng và khuôn mặt. Lúc này sẽ cần sử dụng dây cung Stainless Steel (dây thép không gỉ) để mở không gian sau, chỉnh răng phía trước và điều chỉnh sự chênh lệch giữa hai hàm. Giai đoạn đóng khoảng sẽ cần thời gian từ 4-8 tháng và dây cung chỉnh nha được sử dụng có kích thước 0.016×0.025 và 0.019×0.025.
3.3 Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì
Giai đoạn hoàn thiện này sẽ diễn ra thuận lợi nếu như các giai đoạn trước đã đạt kết quả tốt. Thời gian điều chỉnh khớp cắn chỉ mất từ 2-8 tuần và loại dây cung niềng răng sử dụng là Niti kích cỡ 0.019×0.025.
3. Các loại dây cung niềng răng
3.1. Dây cung niềng răng bằng hợp kim kim loại quý
Dây cung bằng hợp kim kim loại quý là loại dây cung có chi phí đắt nhất trong các loại dây cung niềng răng. Đây là loại dây cung được làm chủ yếu từ các kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc. Tỷ lệ các thành phần cấu tạo nên loại dây cung này cụ thể như sau: Vàng (55% – 65%),Bạch kim (5 – 10%),Palladi (5 – 10%),Đồng (11 – 18%) và Niken (1 – 2%).
Dây cung niềng răng bằng hợp kim kim loại quý được sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887 bởi nó sở hữu khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao. Tuy nhiên do nhược điểm về mức chi phí lớn nên đây là một trong các loại dây cung niềng răng không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị nha khoa.
3.2. Dây cung niềng răng thép không gỉ
Dây cung thép không gỉ hay còn được gọi là dây cung Stainless Steel, xuất hiện trên thị trường vào năm 1929 để thay thế cho dây cung hợp kim kim loại quý. Đây là loại dây cung ra đời sớm thứ 2 trong các loại dây cung niềng răng sở hữu độ cứng, chống ăn mòn, độ dẻo cao mà chi phí lại rẻ hơn nhiều so với kim loại quý.
Dây cung thép không gỉ rất lành tính, an toàn tuyệt đối với sức khoẻ của người niềng. Mặc dù chỉ có kích thước nhỏ gọn nhưng nó tạo ra lực tác động rất ổn định, giúp rút ngắn thời gian niềng răng. Tuy nhiên dây niềng thép không gỉ lại có màu xám khá nổi bật nên ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi niềng.
Dây cung thép không gỉ gồm có các thành phần: Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).
3.3. Dây cung niềng răng Niken – Titan (Niti)
Đây là loại dây cung được sử dụng phổ biến nhất trong các loại dây cung niềng răng, được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960. Dây cung Niti có độ cứng thấp, độ dẻo và tính đàn hồi cao.
Thành phần của dây niềng răng Niti gồm: 55% Niken và 45% Titanium.
3.4. Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung hợp kim Conalt – Chrominum được sử dụng trong nha khoa từ những năm 1950. Đây là loại dây có lực kéo mạnh nhưng độ cứng thì tương đối yếu nên chỉ phù hợp cho những ca chỉnh nha đơn giản. Đây là lý do vì sao loại dây cung này trở thành loại dây cung ngày càng ít được ứng dụng trong các loại dây cung niềng răng hiện có.
Thành phần của dây cung hợp kim Conalt – Chrominum gồm: oban (40%),crom (20%),sắt (16%) và niken (15%).
5. Cách gắn dây cung vào mắc cài như thế nào?
Đây được đánh giá là quy trình khó trong chỉnh nha và đòi hỏi trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ phải được đảm bảo. Nhờ vậy, dây cung mới được đặt đúng vị trí cũng như đảm bảo lực kéo phù hợp. Để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình này, xin mời tiếp tục theo dõi.
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng các loại dây cung dạng tròn với kết cấu mỏng, nhẹ và tính đàn hồi cao để giúp răng dần làm quen. Răng cũng sẽ được sắp xếp từ từ theo hình dạng của dây cung.
- Nếu bệnh nhân lựa chọn phương pháp niềng truyền thống, bác sĩ sẽ cần thêm thời gian để buộc dây chun.
- Sau từ 1 đến 2 tháng, dây cung hình tròn sẽ được thay thế bằng dây cung hình chữ nhật để điều chỉnh các răng thẳng đều, vừa khít.
- Sau đó, mỗi tháng bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đến tái khám để thay dây cung chỉnh nha. Điều này giúp đảm bảo lực kéo diễn ra liên tục, đều đặn và kế hoạch chỉnh nha không bị gián đoạn.
Xem thêm:
5 vấn đề thường gặp khi niềng răng mắc cài
6. Một số vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng
Bên cạnh sự quan tâm về các loại dây cung niềng răng hiện đang được các nha khoa sử dụng thì khách hàng còn có nhiều thắc mắc trong quá trình niềng răng. Dưới đây là một số câu hỏi tiêu biểu nhất đã được các chuyên gia nha khoa giải đáp.
6.1 Khoảng cách giữa 2 lần thay dây cung bao lâu?
Tuỳ thuộc vào tình trạng tiến triển của răng ở mỗi khách hàng mà thời gian thay dây cung sẽ khác nhau. Thông thường, khoảng cách giữa 2 lần thay dây cung là 1 – 2 tháng, dây cung mới được thay sẽ có kích thước lớn hơn dây cung cũ.
6.2. Bị đứt dây cung niềng răng xử lý thế nào?
Các loại dây cung niềng răng thường rất hiếm khi bị đứt vì chúng đều được sản xuất từ những chất liệu có độ bền chắc tốt. Trường hợp đứt dây cung niềng răng có thể xảy ra khi có lực tác động quá lớn vào dây cung. Khi gặp phải trường hợp này hay bị tuột dây cung thì bạn nên nhanh chóng đến ngay nha khoa để được kiểm tra và thay dây cung mới, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng.
6.3 Dây cung niềng răng đâm vào má phải làm sao?
Sau khi răng di chuyển sát lại thì phần dây cung bên trong có thể bị thừa ra một đoạn nhỏ. Nếu không điều chỉnh kịp thời thì dây cung sẽ đâm vào má, nướu gây nhiệt miệng, loét miệng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Khi đó, bạn nên dùng sáp nha khoa để bọc lên phần đầu dây thừa ra, như vậy đầu nhọn dây cung sẽ không đâm trực tiếp vào mô mềm. Sau đó, bạn nên đến ngay nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh đoạn dây thừa cho an toàn nhé!
6.4 Dây cung bị lỏng, tuột khỏi mắc cài
Trong tháng đầu tiên khi chỉnh nha, dây cung rất dễ bị tuột do răng lúc này đang có tốc độ dịch chuyển rất nhanh. Chính vì vậy, kích thước dây cung ban đầu sẽ không còn phù hợp để ôm sát hòm. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định dây cung và tới bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt.
6.5 Nuốt dây cung có sao không?
Dây cung có độ bền và độ mảnh nên có thể gây nguy hiểm khi nuốt vào. Bệnh nhân có thể bị rách cổ họng, viêm nhiễm, đau dạ dày hay thậm chí thủng ruột. Nếu chẳng lỡ nuốt, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.
7. Những lưu ý trong quá trình sử dụng dây cung mắc cài
Dưới đây là những lưu ý từ Nha khoa Trẻ trong quá trình sử dụng dây cung mắc cài mà bạn có thể tham khảo.
- Hãy đều đặn chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng. Bạn cũng có thể kết hợp thêm những sản phẩm khác được nha sĩ tin dùng như bàn chải kẽ, nước súc miệng,…
- Bạn cần có cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp với đầy đủ dưỡng chất. Các loại đồ ăn quá dai, quá cứng hay quá nóng, quá mềm sẽ hoàn toàn không phù hợp vào thời điểm này. Thay vào đó, hãy ăn các loại đồ ăn dễ nhai nuốt, thực phẩm được ninh mềm nhừ để hạn chế đau buốt răng.
- Bác sĩ đã lên một phác đồ điều trị rõ ràng cũng như lịch trình thăm khám cụ thể. Bạn nên tuân thủ và tái khám định kỳ theo chỉ định. Bất kỳ tình trạng răng miệng nào gặp phải lúc này cũng sẽ được xử lý triệt để.
- Trong thời gian đeo hàm, bạn có thể sử dụng một số phương pháp để hạn chế đau nhức. Tiêu biểu có thể kể đến chườm lạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ,…
Trên đây là một số thông tin hữu ích về các loại dây cung niềng răng và giải đáp một số câu hỏi thường gặp của khách hàng mà Nha khoa Trẻ muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về bất cứ vấn đề nào hãy liên hệ ngay vớiNha khoa Trẻtheo số hotline: 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.