Nội dung chính

Hướng dẫn cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 24/07/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Khi bị tuột dây cung có thể dẫn đến tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má gây viêm, lở loét. Cách xử lý là đến nha khoa cắt dây cung thừa chọc vô má.

Trong quá trình niềng răng rất khó tránh khỏi tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má. Điều này làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng và gây ra cảm giác đau rát khó chịu. Bài viết dưới đây Nha khoa Trẻ sẽ hướng dẫn bạn những cách xử lý dây cung đâm vào má hiệu quả nhất.

Dây cung niềng răng đâm vào má

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má

Phương pháp niềng răng bằng mắc cài đòi hỏi sử dụng khá nhiều loại khí cụ trong khoang miệng. Trong quá trình niềng răng, sự cọ sát giữa những loại khí cụ như dây cung, mắc cài vào má và miệng sẽ gây ra tổn thương.

Ngoài ra, khi răng di chuyển về đúng vị trí khớp cắn sẽ vô tình khiến đầu dây cung ở vị trí trong cùng lô ra đâm vào má. Thông thường, để an toàn cho bệnh nhân, phần đuôi dây cung sẽ được bẻ gập lại hoặc cố định bằng Composite để chúng không bị ra phía trước.

Nhưng nếu bác sĩ thực hiện thao tác không cẩn thận, không chốt chặt ở phía sau, không cắt sát hay bẻ gọn dây cung sẽ làm xuất hiện tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má. Nghiêm trọng hơn còn tạo nên những vết lở loét gây đau rát, khó chịu.

2. Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?

Dây cung đâm vào má không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng, nó không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Trường hợp nhẹ thì chỉ cảm thấy hơi đau rát và khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Còn trường hợp dây cung thừa chọc vào má nặng hơn sẽ gây tổn thương, chảy máu, lở loét phần mô mềm.

Thường thì các bạn nhỏ trong độ tuổi hiếu động, hay đùa nghịch sẽ gặp tình trạng này nhiều hơn. Nếu bác sĩ không chỉnh khí cụ chắc chắn sẽ rất dễ bị bung tuột dây cung. Vì vậy, phụ huynh cần để ý và đưa ra những phương án giải quyết kịp thời.

Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?

3. Cách xử lý khi bị dây cung niềng răng đâm vào má

3.1. Sử dụng sáp nha khoa 

Sáp nha khoa là sản phẩm rất phổ biến giúp giảm đau rát, khó chịu khi mắc cài và dây cung đâm vào má. Loại sáp này được làm từ sáp ong rất lành tính với cơ thể. Mục đích chính khi sử dụng sáp nha khoa là tạo lớp ngăn cách giữa khí cụ niềng răng và phần mô mềm bên trong khoang miệng. Từ đó giảm tối đa sự ma sát, bảo vệ môi và má khỏi kích ứng.

3.2. Bôi gel nha đam hoặc thuốc tê

Gel nha đam có tính mát, có khả năng làm dịu vết thương và kích ứng do dây cung đâm vào má. Ngoài gel nha đam bạn cũng có thể sử dụng thuốc gây tê miệng như Orajel hoặc Anbesol. Đây cũng là các làm giảm đau do vết thương dây cung gây ra.

Nhớ làm sạch tay và khoang miệng trước. Sau đó, lấy một lượng vừa đủ gel nha đam hoặc thuốc gây tê bôi trực tiếp lên vết thương 3-4 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

3.3. Súc miệng với nước muối

Khi bị dây cung niềng răng đâm vào má có thể gây lở loét bên trong khoang miệng. Nếu không vệ sinh hợp lý sẽ làm vết thương trở nặng hơn, thậm chí là gây nhiễm trùng. Vì vậy, hãy sử dụng nước muối ấm để súc miệng. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và loại bỏ được vi khuẩn bên trong khoang miệng.

Nếu dây cung đâm vào má, hãy súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng

3.4. Dùng dụng cụ bảo vệ môi

Dụng cụ bảo vệ môi là một miếng đệm trong suốt, có thể bao phủ khoang miệng cực linh hoạt. Nếu có tình trạng niềng răng bị xước má do đứt dây cung nhưng chưa có thời gian tìm gặp bác sĩ để khắc phục, bạn có thể tìm đến loại dụng cụ này để cảm thấy thoải mái và bớt đau hơn.

3.5. Dùng dụng cụ để sửa dây cung đâm vào má

Nếu không may bị dây cung niềng răng đâm vào má, bạn có thể dùng những dụng cụ đơn giản như nhíp, kìm hoặc bút chì để xử lý ngay tại nhà.

Khi áp dụng những cách này, đừng quên làm sạch dụng cụ bằng nước sát khuẩn hoặc cồn để đảm bảo vệ sinh nhé!

3.6. Thăm khám nha khoa để xử lý

Những cách trên đều là cách xử lý tạm thời, không thể giải quyết vấn đề dây cung niềng răng đâm vào má một cách dứt điểm. Để an toàn, bạn nên tìm gặp bác sĩ nha khoa để được xử lý và điều chỉnh khí cụ nha khoa càng sớm càng tốt. 

Thăm khám tại nha khoa uy tín để kịp thời xử lý

4. Niềng răng Invisalign tại Nha khoa Trẻ xua tan nỗi lo dây cung đâm vào má

Để có những trải nghiệm thoải mái khi niềng răng, bạn nên lựa chọn niềng răng Invisalign tại Nha khoa Trẻ. Đây là địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay. Tại đây, việc chỉnh nha của bạn sẽ được thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác, xua tan hoàn toàn nỗi lo dây cung niềng răng đâm vào má.

Đây là phương pháp chỉnh nha có công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Bạn sẽ không phải đeo nhiều loại khí cụ trong khoang miệng như phương pháp niềng răng mắc cài nữa. Thay vào đó là niềng răng tháo lắp với máng trong suốt ôm khít khung hàm, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, không còn vướng víu, khó chịu nữa.

Tại Nha khoa Trẻ, phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign sử dụng khay niềng chuyên biệt được thiết kế dựa trên phác đồ điều trị dựng trên phần mềm Clincheck nên tính chuẩn xác cực cao. Khay được làm từ nhựa dẻo SmartTrack xuất xứ từ Hoa Kỳ, có độ bền cao, lành tính với con người và có khả năng kiểm soát lực cực tốt. Từ đó mang lại kết quả niềng răng chỉnh nha trên cả mong đợi.

Ngoài ra, Nha khoa Trẻ còn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, hỗ trợ cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, an toàn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện niềng răng chỉnh nha tại đây mà không phải lo sợ xảy ra rủi ro.

Tham khảo: Bảng giá niềng răng tháo lắp

Niềng răng vô hình: Đặc điểm và giá niềng răng như thế nào?

Niềng Invisalign tại Nha khoa Trẻ

Dây cung niềng răng đâm vào má không phải là hiện tượng hiếm gặp. Để tránh những rắc rối và cảm giác khó chịu khi niềng răng, bạn nên lựa chọn phương pháp tối ưu nhất là niềng răng Invisalign. Hãy đến Nha khoa Trẻ để thay đổi và sở hữu nụ cười tỏa sáng ngay hôm nay nhé! Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0901.334.334 hoặc fanpage Nha khoa Trẻ để được tư vấn cụ thể hơn.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang