Chụp x-quang răng trong nha khoa | Những điều cần biết
Chụp X-quang răng là gì? Vai trò của chụp X-quang răng như thế nào? Trường hợp nào nên chụp X-quang răng? Chụp X-quang có hại không? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Chụp X-quang được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực nha khoa nhằm hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý răng miệng. Vậy chụp X-quang răng là gì? Vai trò của chụp X-quang răng như thế nào? Trường hợp nào nên chụp X-quang răng? Chụp X-quang có hại không?
1. Chụp X-quang răng là gì?
Kỹ thuật chụp X-quang trong nha khoa cho những hình ảnh răng rõ nét về răng, xương hàm và mô mềm quang răng. Các khoảng hở hay cấu trúc răng ẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy cũng được hiển thị trên hình ảnh X-quang như răng khôn (răng số 8),tình trạng mất xương hàm,…
Các loại chụp X-quang nha khoa được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Chụp X-quang cánh cắn: Hay còn gọi là phim sau thân răng cho thấy diện tích tiếp xúc của răng hàm trên và dưới. Từ đó, thấy rõ được các răng có thẳng đều không hay mọc lệch lạc, khấp khểnh. Chụp X-quang cánh cắn cũng thấy rõ được những vết sâu trong răng và tình trạng mất xương do viêm, nhiễm trùng vùng nướu lợi.
- Chụp X-quang quanh chóp (periapical) cho ra phim chụp với toàn bộ răng trên cung hàm, thấy rõ được cả gốc răng và xương nâng đỡ răng. Ứng dụng chụp X-quang chóp răng nhằm tìm ra các vấn đề dưới nướu hoặc trong hàm như u nang, khối u, răng khôn…
- Chụp X-quang cắn (Occlusal) là dạng phim chụp cho thấy vòm hàm hoặc sàn miệng, được sử dụng để tìm những răng bổ sung răng chưa gãy, xương hàm,… và tìm vật lạ xuất hiện trong khoang hàm.
- X-quang toàn cảnh (Panoramic) thấy được toàn bộ cấu trúc xương hàm, răng và các xoang vùng mũi hoặc thái dương. Tuy nhiên, kỹ thuật này không phát hiện được các lỗ sâu răng và cũng không tìm được các vấn đề về răng, u nang, nhiễm trùng,…
2. Các trường hợp cần chụp X-quang răng
Kỹ thuật chụp X-quang nha khoa được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
- Răng sâu có khả năng làm viêm tủy, hoại tử tủy.
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong nướu hay trong xương hàm.
- Quan sát xương hàm trong điều trị, các trường hợp chấn thương xương hàm.
- Đánh giá tình trạng tiêu xương nhằm hỗ trợ điều trị viêm lợi cấp tính, mãn tính.
- Quan sát quá trình mọc răng của trẻ.
- Theo dõi tủy răng, ống tủy,…
- Đánh giá tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn để hỗ trợ niềng răng chỉnh nha.
- Đánh giá sức khỏe xương hàm để phục vụ cho quá trình trồng răng phục hình.
3. Vai trò của chụp X-quang răng trong chẩn đoán và điều trị
Những vấn đề về răng miệng sẽ được thể hiện rõ trên hình ảnh X-quang răng, do đó bác sĩ sẽ dựa trên các hình ảnh này để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý răng miệng:
- Phát hiện sớm các bệnh lý sâu răng, chấn thương răng hoặc tổn thương xương hỗ trợ răng. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh lý ngay từ các triệu chứng bộc phát.
- Các răng mọc không đúng vị trí hay mọc ngầm, mọc xuyên sâu vào nướu cũng sẽ được tìm thấy.
- Phát hiện ra những u nang, hay các tăng trưởng bất thường như khối u hay mụn nhọt.
- Ở những trẻ đang độ tuổi thay răng thì chụp X-quang răng sẽ giúp kiểm tra vị trí của mầm răng vĩnh viễn cũng như xu hướng phát triển trong hàm.
- Tìm phương pháp điều trị các lỗ sâu răng lớn nguy hiểm, nhổ răng những khó như răng ngầm, răng khôn mọc lệch, điều trị tủy răng hoặc cấy ghép nha khoa.
- Hỗ trợ phương pháp niềng răng chỉnh nha để điều trị các răng lệch lạc, khấp khểnh không thẳng hàng.
4. Chụp X-quang răng có hại không?
Khi chụp X-quang sẽ phát ra tia X, đây là loại bức xạ có thể gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, nhiều người đặt ra nghi vấn chụp X-quang răng có ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên, thực tế tia X trong y khoa hay nha khoa đều được kiểm soát với một lượng rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với mức có thể gây nhiễm xạ nên không gây ảnh hưởng gì.
Hơn nữa, chỉ khi thật sự cần thiết thì bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân nên chụp X-quang răng để kiểm tra. Các chuyên viên kỹ thuật sẽ luôn phải đảm bảo các yếu tố bao gồm: cường độ tia X thấp, phim tốc độ cao, thời gian chụp phim ngắn, chỉ chụp vào vùng cần quan sát (nha khoa là răng). Các chuyên viên hay bác sĩ nha khoa đều được đào tạo bài bản về kỹ thuật, thao tác và an toàn bức xạ.
Phòng chụp phim X-quang cũng được bảo vệ với vách chì, kính chì để giúp hấp thu tối đa các tia tán xạ. Người bệnh cũng được mặc đồ bảo hộ bằng chì để hạn chế tiếp xúc với tia X khi chụp X-quang.
Hiện nay, với máy chụp X-quang kỹ thuật số hiện đại bạn sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của tia X. Đồng thời không nên chụp quá thường xuyên. Không lạm dụng phương pháp chụp X-quang trong việc điều trị vì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cơ thể.
5. Lưu ý khi chụp X-quang răng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
Nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai thì hãy thông báo với nha sĩ. Nếu chụp X-quang răng khi mang thai thì tia bức xạ phát ra từ máy chụp có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, do đó bác sĩ sẽ trì hoãn việc chụp X-quang để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu thật sự cần thiết thì bạn cũng sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối bằng các thiết bị bảo vệ thai nhi khỏi bức xạ là áo chì, yếm chì,…
Ở trẻ em thì việc chụp X-quang thường nhằm mục đích kiểm tra quá trình mọc răng của trẻ, hạn chế răng mọc lệch lạc và phát hiện sớm các lỗ sâu răng. Khi chụp X-quang bé cũng cần được bảo vệ bởi các thiết bị chuyên dụng bằng chì để đảm bảo an toàn.
Như vậy, chụp X-quang răng có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị nha khoa nên sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp cần thiết. Để bạn chế phải chụp X-quang răng thì bạn hãy chăm sóc răng miệng của mình thật tốt, hạn chế các bệnh lý răng miệng tiến triển nặng phải can thiệp các thủ thuật nha khoa.
Xem thêm: Conebeam CT là gì? Ưu điểm vượt trội của máy Conebeam trong chẩn đoán và điều trị
Nếu cần tư vấn thêm về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Trẻ Ngụy Như Kon Tum để được bác sĩ giàu kinh nghiệm giải đáp chi tiết.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa