Chảy máu chân răng ở trẻ: 4 Nguyên nhân và cách xử lý
Chảy máu chân răng ở trẻ rất có thể biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng của trẻ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ.
Chảy máu chân răng là hiện tượng rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ mỗi khi đánh răng hay ăn uống. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm nhưng rất có thể biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng của trẻ, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Vậy chảy máu chân răng ở trẻ là bệnh gì? Nên làm gì để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ.
1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng
Trẻ 15 tháng bị chảy máu chân răng, trẻ 2 tuổi bị chảy máu chân răng,… đều khiến cho ba mẹ vô cùng lo lắng không biết nguyên nhân nào gây ra. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mà phụ huynh cần biết.
1.1 Nướu bị tổn thương
Nướu là bộ phận quan trọng thực hiện chức năng bảo vệ cho chân răng. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn răng sữa hay đã thay răng thì nướu và các mô mềm quanh răng của trẻ đều khá yếu. Những tác nhân từ bên ngoài như việc chải răng quá mạnh, vi khuẩn sâu răng,… có thể khiến nướu lợi trở nên nhạy cảm.
Ban đầu có thể là những tổn thương mô nhẹ nhưng nếu không phát hiện sớm thì tình trạng sẽ ngày càng tiến triển xấu hơn. Biểu hiện rõ ràng nhất lúc này chính là tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ.
1.2 Chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa tốt
Ý thức chăm sóc răng miệng của trẻ chưa cao và chưa hiểu rõ làm thế nào để vệ sinh răng miệng đúng cách. Vi khuẩn, mảng bám dư thừa sẽ hình thành lên những mảng bám cao răng cứng đầu. Trẻ em cũng là đối tượng thường xuyên sử dụng bánh kẹo, đồ uống có nhiều đường,… dẫn đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
1.3 Thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất quan trọng
Vitamin C, vitamin K, B2, kẽm,… đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Đặc biệt, vitamin C có nhiệm vụ tổng hợp Collagen giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu cơ thể của trẻ thiếu hụt những hoạt chất này, tình trạng trẻ bị chảy máu chân răng có thể diễn ra và rất lâu lành.
1.4 Trẻ mắc một số bệnh lý nền
Không chỉ viêm lợi chảy máu chân răng, tình trạng này có thể xuất phát từ một số bệnh lý nền nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quan của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể bạn cần quan tâm.
Bệnh lý răng miệng
- Sâu răng
- Viêm nha chu
- U nhú nướu răng
- Viêm lợi
- Trẻ bị loét miệng chảy máu chân răng
- Viêm loét niêm mạc lưỡi miệng
- Viêm lợi do mọc răng
- Chảy máu chân răng có mủ sưng.
Bệnh lý khác
- Giảm tiểu cầu
- Thiếu canxi
- Ung thư máu
- Tủy xương
- Máu bị khó đông
- Đái tháo đường
- Bệnh tim mạch.
2. Chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng của các biểu hiện mà cha mẹ sẽ xác định được tình trạng chảy máu chân răng của trẻ có nghiêm trọng không. Thực tế, tình trạng này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là những biến chứng cụ thể bạn cần biết.
2.1 Biến chuyển thành những bệnh lý nguy hiểm
Ban đầu tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ chỉ là những tổn thương nhẹ ở mô nướu, nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến các bệnh lý viêm nướu răng có mủ ở trẻ, viêm nha chu, tụt lợi khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng.
Như Nha khoa Trẻ đã đề cập, chảy máu chân răng ở trẻ có thể là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu trẻ bị chảy máu nhiều kèm theo những biểu hiện bất thường thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị.
2.2 Ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của trẻ
Răng bị chảy máu, nướu nhạy cảm, đau nhức khoang miệng,… đều ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ăn nhai và sinh hoạt của trẻ. Cảm giác khó chịu và những cơn đau âm ỉ có thể xuất hiện vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
2.3 Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này
Chảy máu chân răng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của trẻ sau này. Ví dụ ở giai đoạn mọc răng sữa, những tổn thương răng và nướu sẽ làm quá trình mọc răng vĩnh viễn bị tác động. Răng sữa mất sớm khiến răng vĩnh viễn không được định hướng và dẫn tới mọc lệch lạc, khấp khểnh, sai khớp cắn.
Hay hiện tượng chảy máu trong khuôn miệng cũng là biểu hiện trẻ đang thiếu hụt đi các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu không được phát hiện sớm, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến thể trạng của trẻ.
3. Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu chân răng?
Khi thấy các hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp điều trị phù hợp. Cách tốt nhất để xác định nguồn gốc bệnh lý là bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn. Dựa trên tình trạng răng miệng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.
3.1 Dùng thuốc và rơ miệng
Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho bé để chữa trị tình trạng chảy máu chân răng. Đồng thời bố mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé, không nên đánh răng trong giai đoạn này mà nên dùng gạc và Nacl 0,9% để rơ lưỡi cho trẻ.
3.2 Bổ sung vitamin C
Như đã nói, Vitamin C là thành phần quan trọng bảo vệ sức khỏe nướu lợi của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung thành phần Vitamin C trong bữa ăn hàng ngày cho bé để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ.
3.3 Lấy cao răng
Việc này nên thực hiện để điều trị chảy máu chân răng ở những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm nướu làm chảy máu chân răng.
3.4 Cho bé súc miệng nước muối
Để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn thì bố mẹ nên cho bé súc miệng bằng nước muối pha loãng 2-3 ngày/lần. Như vậy sẽ giúp nướu lợi khỏe mạnh hơn và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả
Bé bị viêm nướu răng uống thuốc gì?
Như vậy, chảy máu chân răng ở trẻ rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì vậy bố mẹ nên lưu ý hiện tượng này ở trẻ để có thể tìm phương án điều hợp kịp thời, ngăn ngừa bệnh lý trở nặng hơn nữa. Bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ vệ sinh răng miệng cho bé, kiểm soát tốt các bệnh lý răng miệng.