Chăm sóc răng sau dán sứ Veneer: Những điều cần tuân thủ
Dán răng sứ Veneer được khá nhiều khách hàng ưa chuộng để cải thiện khiếm khuyết của răng về màu sắc, hình thể. Hơn hết, phương pháp này ít xâm lấn hơn bọc răng sứ truyền thống nên mang đến hiệu quả bảo tồn răng tối ưu hơn.
Nếu biết cách chăm sóc răng sau dán sứ Veneer thì có thể sử dụng lâu dài lên tới 20 năm. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc răng sứ mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo răng sứ luôn bền đẹp, không bị đục màu.
1. 6 lưu ý khi chăm sóc sau dán răng Veneer tại nhà
Sau khi dán răng sứ Veneer, bác sĩ sẽ hướng dẫn và lưu ý cho khách hàng những điều cần thực hiện khi chăm sóc răng sứ tại nhà. Bạn nên ghi nhớ và áp dụng theo đúng chỉ dẫn để không gây hại cho răng sứ, gây sứt mẻ, ố vàng răng.
1.1 Thay đổi kem đánh răng để chăm sóc răng veneer đúng cách
Cùng với một quy trình đánh răng đúng cách thì bạn cũng nên cân nhắc việc đổi loại kem đánh răng. Không nên sử dụng loại kem đánh răng có chất bào mòn sẽ làm hư hỏng mặt dán sứ, dễ gây bám màu răng khi ăn uống.
1.2 Thay bàn chải định kỳ
Loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ dễ di chuyển sẽ phù hợp để vệ sinh răng miệng sau khi dán sứ Veneer. Khi đó sẽ làm sạch được mọi ngóc ngách của hàm răng, tránh gây tích tụ mảng bám ở kẽ răng và các vị trí khuất khác. Đồng thời, bạn nên thay bàn chải thường xuyên 3 tháng/lần hoặc ngay khi lông bàn chải có dấu hiệu bị tưa, bị mòn.
1.3 Đừng quên vệ sinh lưỡi khi đánh răng
Đây là bước chăm sóc sau dán răng sứ Veneer có khá ít người quan tâm nhưng lại rất cần thiết. Không chỉ răng lợi mà lưỡi cũng là khu vực chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Bạn cần thực hiện vệ sinh lưỡi thường xuyên để giúp hơi thở thơm mát, phòng ngừa các bệnh răng miệng.
1.4 Tránh lực nhai quá mạnh tại răng dán sứ Veneer
Khi ăn nhai thực phẩm cần cân bằng lực nhai ở cả 2 bên hàm, tránh trường hợp tập trung nhai tại một vị trí, đặc biệt là khu vực làm răng dán sứ Veneer. Việc làm sẽ làm răng sứ chịu nhai lực lớn trong thời gian dài làm quá tải gây nứt vỡ răng, giảm tuổi thọ sử dụng.
Đồng thời, tránh nhai cắn các thực phẩm quá cứng rất có hại cho răng sứ, lực nhai quá mạnh sẽ làm tăng nguy cơ hỏng răng.
1.5 Hạn chế hút thuốc lá làm ố vàng răng sứ
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe cơ thể mà còn tác động tiêu cực đến răng miệng. Chăm sóc sau dán răng sứ Veneer đúng cách cần loại bỏ thói quen này bởi thuốc lá có chứa thành phần nicotine có thể làm ố vàng răng thật, đổi màu răng sứ.
1.6 Từ bỏ các thói quen xấu có hại cho răng sứ
Các thói quen có hại như cắn móng tay, nghiến răng, nhai đá, dùng răng mở gói là một nguy hại đối với răng sứ Veneer. Chúng có thể khiến răng sứ bị nứt, sứt mẻ và mòn răng, nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả các răng khác trên cung hàm. Do đó, bạn nên tập từ bỏ dần những thói quen này nếu muốn răng miệng khỏe mạnh lâu dài.
Xem thêm:
Bọc răng sứ dính liền là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Mão sứ là gì? Bọc mão răng sứ như thế nào?
2. Hướng dẫn vệ sinh răng sau làm răng sứ
Chăm sóc răng sau dán sứ Veneer cụ thể là ở bước vệ sinh răng miệng cần thực hiện đúng cách để không làm mòn, hư hại bề mặt răng sứ mà vẫn đảm bảo làm sạch răng hiệu quả.
- Chải răng cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của hàm răng. Tuyệt đối không chải theo chiều ngang mà chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
- Chải răng nhẹ nhàng, tránh lực quá mạnh làm tổn thương nướu gây viêm lợi, tụt lợi, hở chân răng sứ.
- Không chải răng quá nhanh, chải răng kỹ lưỡng trong khoảng 2 – 3 phút để làm sạch răng miệng tối ưu.
- Thực hiện chải răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không chải răng ngay sau khi ăn vì axit ở thức ăn đã làm mềm men răng, nếu chải răng sẽ làm gia tăng tốc độ mòn răng.
- Kết hợp đánh răng với việc sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải lưỡi, tăm nước,…
3. Chế độ ăn uống duy trì tuổi thọ cho răng sứ Veneer
Chế độ ăn uống cũng là một trong những việc cần chú trọng để chăm sóc răng sau dán sứ Veneer hiệu quả. Tất cả các loại thực phẩm có hại cho răng sứ cần hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Tránh ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai tác động mạnh đến răng lợi.
- Không ăn đồ ăn nóng, lạnh gây kích ứng răng miệng, đặc biệt là khi mới dán răng sứ Veneer.
- Hạn chế ăn những thức ăn nhiều đường, có độ bám dính cao dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho khoang miệng.
- Các loại đồ uống có ga, thực phẩm sẫm màu có nguy cơ làm ố màu răng sứ. Nếu có sử dụng thì bạn nên súc miệng lại nước lọc ngay sau đó.
Để tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát thì bạn nên uống nhiều nước lọc, đặc biệt uống nước lọc sau mỗi bữa để đẩy lùi tác động tiêu cực của axit trong đồ ăn. Chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như hoa quả tươi, rau củ, ngũ cốc,…
Xem thêm: Niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?
4. Khám răng định kỳ bảo vệ sức khỏe răng miệng
Khám răng miệng định kỳ sau dán răng sứ cần thực hiện tối thiểu 6 tháng 1 lần hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra độ ổn định của răng sứ và lấy cao răng để làm sạch răng miệng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và điều trị nếu có.
Với những chia sẻ ở trên thì hy vọng sẽ giúp bạn chăm sóc răng sau làm răng sứ Veneer đúng cách, duy trì tuổi thọ được lâu dài. Để được tư vấn và hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên khoa thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc inbox fanpage: nhakhoatrehanoi.