Nội dung chính

Cầu răng sứ bị hở chân phải làm sao? Nguyên nhân, cách xử lý

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 26/10/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Cầu răng sứ bị hở chân răng cần điều chỉnh lại cầu răng hoặc làm cầu răng sứ mới, đảm bảo khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Giải pháp phục hình răng thẩm mỹ bằng cầu răng sứ đang rất phổ biến hiện nay. Với kỹ thuật hiện đại, dải mão răng sứ sẽ được gắn lên trên răng thật và khoảng trống mất răng giúp khôi phục thân răng hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải trường hợp làm răng sứ nào cũng mang lại kết quả trọn vẹn. Vì một số nguyên nhân nào đó mà sau làm răng sứ xuất hiện hiện tượng cầu răng sứ bị hở, bị kênh cộm gây ra biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân làm cầu răng sứ bị hở cũng như cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Cầu răng sứ bị hở là do đâu?

1. Dấu hiệu nhận biết cầu răng sứ bị hở

Tình trạng cầu răng sứ bị hở có những biểu hiện rõ ràng trên bề mặt của răng nên có thể nhận biết bằng mắt thường:

Sau khi làm cầu răng sứ, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên răng thì nên quan sát và kiểm tra kỹ lượng. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu kể trên thì rất có thể là do cầu răng sứ bị hở chân răng. Khi đó, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời, tránh tình trạng diễn biến nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Cầu răng sứ bị hở biểu hiện trên bề mặt của răng

2. Tại sao cầu răng sứ bị hở chân răng? 

Làm cầu răng sứ là phương pháp nha khoa được đánh giá là có độ an toàn cao, không gây biến chứng sau điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến kết quả làm răng sứ không như mong muốn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và trong đó có tình trạng cầu răng sứ bị hở chân răng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

2.1 Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật

Trong các phương pháp làm răng sứ thì mài răng là kỹ thuật quan trọng quyết định rất lớn đến sức khỏe của răng sau bọc răng. Mài răng cần đảm bảo thực hiện đúng tỷ lệ để không gây tổn thương lớn cho răng thật.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém tính toán sai tỷ lệ mài răng hoặc thực hiện mài răng quá mức làm xâm lấn nhiều vào cấu trúc của răng. Lúc này răng thật không còn chắc khỏe mà dần suy yếu, sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi làm cầu răng sứ bị hở.

2.2 Răng sứ sai kích thước so với trụ răng

Sau khi mài cùi răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm để chế tác mão răng sứ. Kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối mới có thể tạo ra được cầu răng sứ vừa vặn và sát khít với răng thật.

Do đó, nếu việc lấy mẫu hàm được thực hiện bởi chuyên viên tay nghề non kém hay các thiết bị hỗ trợ thô sơ, lạc hậu thì rất có thể dẫn đến những sai lệch về kích thước của răng sứ. Cầu răng sứ này có thể to hơn cùi răng thật khiến cho việc lắp mão răng sứ không ổn định, khó sát khít với nhau.

Thực hiện mài răng cần đảm bảo đúng kỹ thuật

2.3 Răng sứ kém chất lượng

Một chiếc răng sứ bền đẹp phải được chế tác từ các vật liệu sứ chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng. Ngược lại với những cầu răng sứ được làm từ vật liệu trôi nổi trên thị trường với chất lượng kém thì có độ bền vững không cao, hơn nữa có nguy cơ gây kích ứng khiến nướu lợi sưng tấy, viêm nhiễm. Khi đó, các triệu chứng cầu răng sứ bị hở cũng xuất hiện do răng sứ bị đẩy lên cao khỏi trụ răng.

2.4 Keo dán răng sứ không tốt

Nếu sử dụng keo dán sứ kém chất lượng thì sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng cầu răng sứ bị hở. Hoặc nếu keo dán sứ quá ít cũng sẽ khi ăn uống, nhai cắn cũng nhanh chóng làm răng sứ bị hở, thậm chí có thể bị rơi ra ngoài.

2.5 Vệ sinh răng miệng sai cách

Cách vệ sinh răng miệng sau trồng răng sứ là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của răng sứ và tình trạng cầu răng sứ bị tụt lợi. Nếu bạn chải răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải quá cứng thì theo thời gian răng sứ sẽ dần làm hở nướu.

Xem thêm:Thay cầu răng sứ bằng răng Implant

Chải răng quá mạnh làm mòn cổ răng, hở chân răng

3. Tác hại của việc cầu răng sứ bị hở 

Như đã nói, những biến chứng xảy ra do cầu răng sứ bị hở là khá nghiêm trọng, không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn làm nguy hại đến độ khỏe mạnh của cùi răng thật cũng như mô nướu xung quanh.

3.1 Gây ra nhiều bệnh lý răng miệng

Khi cầu răng sứ bị hở sẽ tạo ra khoảng trống giữa răng sứ và viên nướu, vị trí này rất dễ mắc kẹt thức ăn và nơi trú ngụ tốt cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

3.2 Răng đau nhức, ê buốt

Do răng sứ không sát khít khi ăn uống sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức vùng nướu. Có thể xuất hiện tình trạng tụ mủ và chảy máu chân răng. Hơn nữa, thức ăn dễ bám dính vào vị trí chân răng lâu ngày không được làm sạch cũng gây viêm nhiễm và làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.

3.3 Khó khăn trong ăn nhai

Chức năng ăn nhai bị cản trở khá nhiều khi cầu răng sứ bị hở. Bởi lúc này khớp cắn không còn linh hoạt nên việc cắn xé thức ăn gặp khó khăn. Nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và dạ dày.

3.4 Nguy cơ mất răng thật

 Khi xảy ra các bệnh lý răng miệng do việc vệ sinh không đảm bảo sẽ khiến cùi răng thật bên trong dần bị phá hủy. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ răng lung lay và mất răng thật.

Cầu răng sứ hở có nguy cơ làm hỏng răng thật

4. Răng sứ bị hở chân phải làm sao?

Nếu xảy ra tình trạng cầu răng sứ bị hở thì việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được thăm khám và xử lý kịp thời. Khi đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cũng mức độ nặng nhẹ của tình trạng cầu răng sứ bị hở để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

4.1 Điều chỉnh lại cầu răng sứ

Sau khi kiểm tra tình trạng của răng sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ cũng để điều chỉnh lại. Nếu cầu răng sứ chưa bị hư hại và vừa vặn với cùi răng thì chỉ cần lắp lại cầu răng sứ với lượng keo dán vừa đủ để cố định răng sứ bền lâu.

4.2 Làm lại cầu răng sứ mới

Đối với những trường hợp cầu răng sứ bị hở do sai kích thước mão răng, răng sứ kém chất lượng hay răng sứ đã bị hỏng thì buộc phải làm lại cầu răng sứ. Lúc này cần tiến hành lấy mẫu hàm để chế tác cầu răng sứ như làm răng sứ ở lần đầu tiên.

Xem thêm: 

So sánh làm cầu răng sứ và trồng răng Implant loại nào tốt

Trồng răng Implant cho răng số 6 – Giải pháp phục hình tối ưu nhất

Thực hiện lấy dấu răng để chế tác răng sứ với thiết bị hiện đại

5. Cách phòng ngừa làm răng sứ bị hở chân 

Để phòng ngừa tối đa tình trạng này, bạn đọc cần lưu ý:

Để đảm bảo làm răng sứ lần hai an toàn, cầu răng sứ không bị hở hay gặp vấn đề gì thì bạn cần lưu ý lựa chọn cho mình một địa chỉ trồng răng uy tín để thực hiện, đảm bảo bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hỗ trợ hiện đại và vật liệu răng sứ chính hãng.

Nếu bạn gặp tình trạng cầu răng sứ bị hở lợi nhưng chưa biết nên làm như thế nào thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

NHA KHOA TRẺ

Tác giả:

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Danh mục cẩm nang