Cách xử lý nhiệt miệng khi niềng răng nhanh chóng, hiệu quả
Nhiệt miệng khi niềng răng thường gặp ở người niềng răng mắc cài, nguyên nhân là do khí cụ chỉnh nha va chạm vào môi, nướu. Vậy phải xử lý, khắc phục tình trạng này thế nào?
Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến và không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiệt miệng khi niềng răng xảy ra với tần suất cao hơn bình thường khiến người niềng đau nhức, khó chịu. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân khiến niềng răng bị nhiệt miệng và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao lại thường xuyên bị nhiệt miệng khi niềng răng?
Nhiệt miệng (loét miệng hay lở miệng) là những tình trạng tổn thương bên trong miệng hoặc trên môi, hiện tượng này thường xảy ra khi niềng răng do sự cọ xát của hệ thống mắc cài lên nướu, môi và má. Nhiệt miệng có thể xảy ra ngay khi bắt đầu đeo mắc cài và ngày càng trở nên khó chịu hơn, đặc biệt là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Tình trạng này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế nếu không được điều trị sớm sẽ gây loét miệng, viêm nhiễm vùng nướu làm cản trở việc ăn nhai, nói chuyện và ngủ nghỉ khó khăn.
2. Biểu hiện của nhiệt miệng
Vết nhiệt miệng có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường là các hình tròn có màu đỏ hoặc xám nằm ở vị trí má trong hoặc trên lợi. Nếu kiểm tra răng miệng khi niềng, bạn sẽ nhận thấy vị trí các mô mềm tiếp xúc với khay niềng bị đỏ dần lên, ngày càng lan rộng và nặng thêm do tác động của mắc cài trong quá trình giao tiếp, ăn uống thường ngày. Tình trạng này gây khó chịu, ê nhức kéo dài suốt cả ngày, thậm chí là cả ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
3. Làm thế nào để hết nhiệt miệng nhanh chóng?
3.1 Vệ sinh răng miệng
Người niềng răng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng của mình, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chải răng cũng như lựa chọn cho mình các loại bàn chải phù hợp như bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ,… Bên cạnh đó việc súc miệng bằng nước muối cũng rất quan trọng giúp kháng khuẩn, làm dịu vùng nhiệt miệng cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng hydrogen peroxide để khử trùng khoang miệng, tuy nhiên cần pha loãng loại nước này với nước theo tỷ lệ 1 thì cà phê hydrogen peroxide/ 200ml nước.
Đồng thời thực hiện vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để làm sạch khoang miệng, tránh tình trạng vi khuẩn phát triển làm viêm nhiễm vùng nhiệt miệng và làm niềng răng bị chảy máu chân răng. Đồng thời, việc chú trọng chế độ vệ sinh răng niềng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng răng bị ố vàng khi niềng, giúp bạn tự tin hơn khi nở nụ cười.
3.2 Thay đổi chế độ ăn uống để hạn chế nhiệt miệng
Uống nhiều nước khi niềng răng cũng là phương pháp hữu hiệu giúp giảm nhiệt miệng khi niềng hiệu quả. Bởi lúc này các mô mềm trong khoang miệng được giữ ẩm nên phần nào tránh được sự kích thích của mắc cài. Đồng thời nên ăn sữa chua để bổ sung các hợp chất sinh học có tác dụng làm dịu các mô và chống viêm nhiễm.
Tránh các thực phẩm có tính axit như nước cam, nước nhanh, dưa chua để không gây kích ứng mô mềm, hay làm đau rát cùng nhiệt miệng. Hạn chế các các loại đồ cứng, dai có làm tác động đến vùng lợi làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
3.3 Điều chỉnh khung niềng
Trong các trường hợp răng đã di chuyển làm dây cung thừa ra một khoảng nhỏ tác động đến môi má thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại hệ thống mắc cài để tránh các tổn thương đến mô mềm. Tuy nhiên, nếu vùng miệng đã bị viêm loét thì bác sĩ cần kết hợp điều trị vùng tổn thương để ngăn tình trạng này trở nặng.
3.4 Sử dụng các sản phẩm khắc phục nhiệt miệng
Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm đặc thù khi đeo niềng để giảm bớt cảm giác giác khó chịu hay sự tác động của khay niềng lên môi má. Các sản phẩm này được bày bán ở các nhà thuốc nên bạn có thể dễ dàng tìm mua được. Thông thường những sản phẩm được sử dụng khi đeo niềng là sáp, silicone chỉnh nha để gắn lên mắc cài, ngăn mắc cài cọ sát vào các mô mềm.
Xem thêm: Dây thun niềng răng bị vàng cần xử lý như thế nào?
3.5 Một số cách khác giúp giảm lở miệng khi niềng răng
Bạn có thể chườm đá phía má ngoài tại vị trí nhiệt miệng để làm giảm đau rát, nếu đau nhức kéo dài và nghiêm trọng hơn thì bạn có thể uống thuốc giảm đau nhưng phải có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên thăm khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu viêm, nhiễm trùng để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn các thông tin về bệnh lý nhiệt miệng khi niềng răng, hãy lưu ý thật kỹ các cách xử lý nhiệt miệng ở trên để có quá trình niềng răng nhẹ nhàng, thoải mái nhé!
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ để được giải đáp chi tiết.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi