Bé mọc răng sớm có sao không? Nên chăm sóc cho bé như thế nào?
Bé mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể nhận biết trẻ sơ sinh mọc răng với các dấu hiệu: chảy dãi nhiều, cắn đồ chơi, quấy khóc,...
Thông thường bé bắt đầu mọc răng khi được 5, 6 tháng tuổi và sẽ hoàn tất hàm răng sữa vào lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, có một số bé 3, 4 tháng tuổi đã mọc răng khiến bố mẹ lo lắng, không biết hiện tượng bé mọc răng sớm có phải biểu hiện bất thường hay không. Vậy hãy Nha khoa Trẻ sẽ làm rõ những vấn đề xoay quanh việc bé mọc răng sữa sớm cũng như cách chăm sóc cho bé qua bài viết sau.
1. Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?
Với trẻ có mầm răng nhú lên khi mới được 3, 4 tháng là những trường hợp trẻ mọc răng sớm nhất. Thông thường, trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng khi được 6-8 tháng với hai chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới. Với những trẻ mọc răng trước thời điểm này đều có thể coi là mọc răng quá sớm.
2. Dấu hiệu trẻ mọc răng sớm ở trẻ sơ sinh
Răng sữa mọc sớm cũng có những dấu hiệu hoàn toàn tương tự với mọc răng sữa bình thường. Nếu ba mẹ phát hiện những dấu hiệu dưới đây khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi thì khả năng rất cao răng sữa của trẻ đã mọc nhanh hơn với bình thường.
2.1 Hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ
Răng của trẻ khi nhú qua phần nướu và lợi sẽ xảy ra hiện tượng trẻ bị chảy nước miếng nhiều. Để giải thích vấn đề này, các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ cho biết khoang miệng của trẻ vẫn còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa được linh hoạt.
2.2 Trẻ thường xuyên cắn những đồ đạc xung quanh
Mọc răng sớm sẽ đem lại cảm giác ngứa ngáy trong khoang miệng mà trước giờ chưa bao giờ trẻ gặp phải. Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng cắn hay gặm các đồ vật xung quanh để giảm thiểu cơn ngứa ngáy. Hoặc trẻ sẽ đưa trực tiếp ngón tay vào miệng để nghiến làm nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ bị đói, đòi ăn.
2.3 Trẻ khó chịu, hay quấy khóc
Những cơn đau, ngứa ngáy nướu và lợi chắc chắn sẽ khiến bé mọc răng sớm vô cùng khó chịu. Lúc này, trẻ sẽ thể hiện thái độ gắt gỏng và khó chiều hơn hẳn so với ngày thường. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc hơn, bỏ ăn do đau miệng hoặc bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
2.4 Trẻ sốt và ho
Dấu hiệu bé mọc răng sớm bị sốt và ho sẽ không quá rõ ràng cũng như khiến ba mẹ lo lắng trẻ có vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên đây là phản xạ bình thường của cơ thể. Cơn sốt sẽ chỉ kéo dài một vài ngày với nhiệt độ cơ thể trẻ khoảng 38 độ. Nếu nhiệt độ tăng cao trên 38,5 độ, ba mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.
2.5 Tình trạng đi tướt khi mọc răng
Dấu hiệu bé mọc răng sớm cuối cùng là tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ hay còn được gọi là đi tướt khi mọc răng. Phân của trẻ sẽ hoàn toàn là phân sống, không có bọt và ngả vàng hoặc xanh. Thông thường tình trạng này sẽ thuyên giảm sau từ 2-3 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu.
3. Bé mọc răng sớm có sao không?
Theo chuyên gia nha khoa cho biết, bé mọc răng sớm hay muộn là điều hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa và sức khỏe của trẻ nên được coi là yếu tố bẩm sinh và không thể thay đổi được. Không chỉ có trường hợp trẻ 3 tháng tuổi mọc răng mà còn có những trẻ sơ sinh có sẵn 1 – 2 chiếc răng ngay từ khi trẻ sinh ra.
Cũng có những trẻ mọc răng muộn, khoảng 8, 9 tháng tuổi mới mọc răng, thậm chí có một số bé hơn 1 tuổi mới mọc răng lần đầu. Vậy nên, thay vì lo lắng bé mọc răng sớm có sao không thì bố mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách vệ sinh răng miệng cho bé để bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm.
Xem thêm: Bé mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không?
Trẻ 8 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?
4. Vì sao trẻ sơ sinh mọc răng sớm?
Có hai lý do chính khiến tình trạng này xảy ra ở trẻ là do di truyền và yếu tố dinh dưỡng. Mời các bậc phụ huynh theo dõi chi tiết về hai yếu tố này dưới đây.
4.1 Yếu tố di truyền
Trẻ mọc răng chậm hay sớm chịu ảnh hưởng rất lớn về mặt di truyền. Nếu ba mẹ hoặc ông bà của bé có tiền sử về mọc răng trước bạn bè đồng trang lứa thì khả năng cao trẻ cũng thừa hưởng lại mã gen này. Thời điểm răng sữa đầu tiên của trẻ xuất hiện có thể từ tháng thứ 3, thứ 4.
4.2 Dinh dưỡng: Canxi, vitamin D
So với các bạn bè đồng trang lứa, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu mọc răng trước nếu được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng. Đặc biệt là vitamin D và canxi là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu mẹ có nền tảng dinh dưỡng tốt thì trẻ cũng sẽ phát triển nhanh hơn hẳn.
5. Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng
5.1 Chế độ ăn uống của bé
- Nên cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế đau nhức trên nướu của bé. Đồng thời bổ sung hàm lượng canxi để giúp răng trẻ mọc lên được khỏe mạnh.
- Tránh cho bé ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ làm tình trạng đau nhức khi mọc răng nghiêm trọng hơn.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng tiêu chảy.
5.2 Vệ sinh răng miệng khi bé mọc răng
- Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng và nước bằng khăn mềm, sạch.
- Sau các bữa ăn thì mẹ nên vệ sinh nướu cho bé bằng bông gạc hoặc vải mềm, lau nhẹ nhàng nướu của bé.
- Nên cho bé uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.
5.3 Giúp bé dễ chịu hơn
Mọc răng sớm ở trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ trở nên khó tính, dễ quấy khóc cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Do đó, ba mẹ nên chủ động dành thời gian nhiều hơn vui chơi, trò chuyện để trẻ quên đi cơn đau nhức khó chịu. Khi ngủ, ba mẹ hãy nằm cùng để trẻ cảm giác được che chở, gần gũi.
5.4 Cách hạ sốt mọc răng ở trẻ em
Để hạ sốt cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian như sử dụng lá hẹ, trà xanh, rau ngót,… Để hạ sốt cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo ngay một số phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng của trẻ nhanh chóng:
- Áp dụng một số mẹo dân gian được tin dùng như sử dụng lá hẹ, lá trà xanh, rau ngót,… để hạ nhiệt cơ thể cũng như giúp trẻ bớt mệt mỏi, quấy khóc.
- Chườm ấm và lau người sạch cho trẻ sẽ giúp máu lưu thông đều hơn, mạch máu được giãn ra và đồng thời hạ nhiệt độ cho bé.
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định về loại thuốc và liều lượng từ bác sĩ.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng sốt không thuyên giảm và có nhiệt độ tăng cao trên 38,5 độ.
Xem thêm: Sốt mọc răng ở trẻ mấy ngày thì hết? Hướng bố mẹ cách chăm sóc cho bé
Như vậy, bé mọc răng sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng phát triển sau này của bé. Việc bố mẹ cần làm lúc này là chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu và trải qua được giai đoạn mọc răng một cách nhẹ nhàng nhất.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa