
Khi niềng răng, mắc cài sẽ luôn gắn trên răng của bạn khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ bị tuột mắc cài hoặc gây nhiều bệnh lý về răng như hôi miệng, viêm nướu,…
Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng niềng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết 5 cách vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất nhé!



Vệ sinh răng niềng một cách hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Tại sao cần chú trọng vệ sinh răng miệng khi niềng răng?
Quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày vốn đã cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng con người. Và sẽ đặc biệt cần thiết hơn nữa khi bạn đang niềng răng và phải đeo mắc cài trên răng.
Khi ăn uống thì thức ăn rất dễ mắc lại ở vị trí dây cung và mắc cài, xung quanh vị trí thun buộc làm tăng mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Với các thức ăn nhiều đường sẽ bị vi khuẩn hấp thu và chuyển hóa thành axit làm kích thích nướu răng, mòn men răng, tăng nguy cơ bệnh lý.
Để ngăn chặn tình trạng này thì giải pháp tốt nhất là bạn phải làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám trên răng và quanh bề mặt của mắc cài. Từ đó bảo vệ hàm răng khỏe mạnh, không làm chậm trễ tiến độ niềng răng.
2. Các dụng cụ vệ sinh răng niềng
Việc vệ sinh răng niềng không còn đơn giản như trước do hệ thống dây cung, mắc cài, thun liên hàm, band niềng răng,… gây vướng víu. Do đó, người niềng cần sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để có thể làm sạch răng miệng hiệu quả hơn. Để làm sạch được các vị trí khuất dưới mắc cài và mọi ngóc ngách trong khoang miệng thì các dụng cụ vệ sinh răng niềng cần thiết bao gồm:
- Bàn chải kẽ: Loại bàn chải được thiết kế với đầu nhỏ, phần đầu là một thanh thép cuốn ở giữa có độ đàn hồi, xung quanh là lông mềm. Tác dụng của nó là luôn vào các kẽ răng, mắc cài để loại bỏ mảng bám.
- Bàn chải lông mềm: Nên lựa chọn bàn chải lông mềm thay vì bàn chải quá cứng, đồng thời bàn chải nên có đầu nhỏ phù hợp với kích thước khuôn miệng để làm sạch răng.
- Chỉ nha khoa: Dụng cụ vệ sinh răng niềng tiếp theo là chỉ nha khoa, chỉ tơ có thiết kế mỏng, nhỏ để luồn sâu được vào các kẽ răng để làm sạch các vụn thức ăn mắc dính trên răng.
- Máy tăm nước: Sử dụng lực nước của các đầu xịt để bắn ra tia nước nhỏ để điều chỉnh vào kẽ răng và nướu. Từ đó làm sạch thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng.
3. Hướng dẫn các bước vệ sinh răng niềng đúng cách
3.1. Chải răng đúng cách
Chải thật sạch tất cả các bề mặt của răng, chú ý chải nhẹ trên khung niềng để tránh bung tuột mắc cài. Lưu ý khi lựa chọn bàn chải cho người niềng răng, nên chọn bàn chải đầu nhỏ, lông mềm để làm sạch được mọi ngóc ngách của hàm răng và hạn chế tổn thương răng lợi.
Đồng thời chải cả lưỡi để hạn chế vi khuẩn gây ra hôi miệng, viêm nha chu,… và nhiều bệnh lý khác.



Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm
3.2. Vệ sinh răng niềng bằng bàn chải kẽ – dụng cụ chuyên dụng
Bàn chải thường không làm sạch hoàn toàn được răng miệng, vì vậy bạn cần sử dụng thêm bàn chải chuyên dụng (bàn chải kẽ) để vệ sinh răng khi niềng hiệu quả hơn. Bàn chải kẽ dễ chui vào các góc giúp loại bỏ một lượng lớn mảng bám trên răng và khung niềng.
Khi sử dụng, bạn hãy luồn bàn chải dưới cung môi rồi chải răng và niềng thật nhẹ nhàng. Như vậy, thức ăn dù có bám chặt đến đâu cũng sẽ được làm sạch.
3.3. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride
Khi vệ sinh răng niềng, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluoride để bảo vệ hàm răng chắc chắn và khỏe mạnh trong suốt quá trình niềng răng.
Chất fluoride có khả năng tái khoáng hóa men răng, giúp làm lành các vết nứt cực nhỏ trên bề mặt răng, ngăn chặn các cơn ê buốt. Ngoài ra, kem đánh răng fluoride còn có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
3.4. Vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa để cách vệ sinh răng niềng là cách làm đúng đắn. Phương pháp này sẽ giúp lấy đi các mảng bám và mảnh vụn thức ăn một cách triệt.
Sau khi đã chải răng thật sạch, bạn sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh từng kẽ răng, làm sạch các mảng bám còn sót lại.



Vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa
Bạn nên mua loại chỉ nha khoa nhỏ và mềm để không ảnh hưởng đến răng và mắc cài. Hãy vệ sinh răng khi niềng bằng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để bảo vệ răng miệng.
3.5. Dùng nước súc miệng diệt khuẩn
Nước súc miệng diệt khuẩn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý về răng. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng để bảo vệ răng miệng của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng để thay thế, tuy nhiên phương pháp này không tối ưu bằng nước súc miệng chuyên dùng.
4. Một số kinh nghiệm đáng lưu ý khi vệ sinh răng niềng
- Bạn nên sử dụng kết hợp tất cả các cách trên để đạt hiệu quả tối ưu khi niềng răng mắc cài.
- Chải răng ít nhất 3 lần/ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và sau các bữa ăn.
- Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng, tuyệt đối không được quên chải răng làm tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
- Không đánh răng quá mạnh vừa không làm sạch được răng vừa làm tổn thương răng lợi, gây chảy máu chân răng khiến răng nhạy cảm hơn trước.
- Thay bàn chải thường xuyên ít nhất 3 tháng/lần, tốt nhất là thay ngay khi có dấu hiệu bị mòn.
- Khi chải răng lưu ý không đập phần nhựa vào mắc cài để tránh bung tuột mắc cài.
Xem thêm:
Niềng răng có dùng bàn chải điện được không?
Tại sao nên dùng bàn chải kẽ cho người niềng răng?



Vệ sinh răng miệng thường xuyên để niềng răng hiệu quả
Vệ sinh răng miệng khi niềng không chỉ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi mà còn giúp ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng, mang lại hàm răng trắng sáng cho bạn. Vì vậy, hãy nhớ chăm sóc răng niềng với 5 cách vệ sinh răng ở trên để đạt hiệu quả cao nhất nhé!