Bị tụt lợi có chữa được không? Giải pháp điều trị tối ưu nhất?
Bị tụt lợi có chữa được không luôn là chủ đề răng miệng rất nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý răng miệng phổ biến gây mất thẩm mỹ, giảm chức năng ăn nhai, gây đau nhức, ê buốt.
Bị tụt lợi có chữa được không luôn là chủ đề răng miệng rất nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý răng miệng phổ biến. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn nhai, răng dễ bị kích thích với các tác nhân bên ngoài là nhiệt độ, vi khuẩn,…
1. Tụt lợi chân răng là bệnh gì?
Tụ lợi (tụt nướu) là tình trạng lợi vùng chân răng bị co rút về phía cuống răng, cổ chân răng ngày càng lộ ra nhiều hơn. Hiện tượng thường thấy nhất là vùng nướu lợi bị chảy máu thường xuyên, xuất hiện những cơn đau nhức, ê buốt răng cực kỳ khó chịu.
Nếu kéo dài thì chân răng sẽ bị bào mòn, ban đầu là lớp men răng bên ngoài, sau đó tiến dần vào tủy răng gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Lúc này, cơn đau nhức sẽ trở nên dữ dội hơn trước, người bệnh ăn uống khó khăn, mất ngủ về đêm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe toàn thân. Lúc này sẽ có rất nhiều người lo lắng liệu bị tụt lợi có chữa được không? Tìm hiểu trong phần 3 của bài viết để biết các phương pháp chữa trị tụt lợi nhé!
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi
Để biết chính xác tình trạng tụt lợi có chữa được không cần xem xét nguyên nhân gây ra bệnh lý. Và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tụt lợi, tụt nướu vùng chân răng bắt nguồn từ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày, là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Mảng bám cao răng: Cao răng hình thành ở chân răng và dưới nướu do mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày không được làm sạch. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh, tấn công phá hủy mô nướu gây viêm nướu, tụt lợi chân răng.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu bạn chải quá mạnh, sử dụng bàn chải quá cứng trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến răng và nướu gây ra tình trạng tụt lợi.
- Nước lợi thiếu chất dinh dưỡng: Nguyên nhân sâu xa gây ra tụt lợi có thể là do thiếu dinh dưỡng, khi đó lợi sẽ kém săn chắc, khả năng kháng khuẩn kém nên dễ bị tác động bởi vi khuẩn gây bệnh.
- Bệnh viêm lợi, viêm nha chu: Vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh mẽ do việc vệ sinh răng miệng chưa kỹ lưỡng sẽ xâm nhập vào nướu lợi, và gây ra bệnh lý viêm nha chu. Khi đó các tổ chức quanh răng đều bị tổn thương, đặc biệt là vùng nướu lợi bị tụt xuống làm lộ chân răng.
Xem thêm: Tụt lợi răng lung lay phải làm sao?
Ngoài ra còn có một số tác nhân làm tăng nguy cơ tụt lợi là thời kỳ thay đổi nội tiết ở phụ nữ như giai đoạn mang thai, thời kỳ mãn kinh, phụ nữ ở tuổi dậy thì. Khi đó, nướu lợi nhạy cảm hơn bình thường nên dễ gặp phải tình trạng tụt nướu.
3. Bị tụt lợi có chữa được không?
Chắc hẳn có rất nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề “bị tụt lợi có chữa được không” cũng như tìm kiếm phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý. Thực tế, phương pháp điều trị tụt lợi như thế nào sẽ phải dựa trên mức độ nặng nhẹ và cả nguyên nhân gây ra bệnh lý. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám, tư vấn, xác định nguyên nhân và từ đó sẽ có phương án điều trị phù hợp nhất.
Tụt nướu do viêm nướu, viêm nha chu:
Điều trị tụt lợi trong trường hợp này thì cơ bản phải tiến hành cạo vôi răng, đây chính tác nhân gây viêm nhiễm vùng nướu lợi. Sau khi viêm nướu được kiểm soát thì lợi sẽ dần hồng hào và khỏe mạnh trở lại. Đối với những trường hợp viêm nha chu nặng có thể phải thực hiện ghép vạt nướu, ghép xương nhân tạo mới có thể phục hồi.
Tụt nướu làm mòn cổ chân răng:
Cổ chân răng bị mòn sẽ cần phải hàn răng thẩm mỹ để phục hình, còn đối với nướu lợi bị tụt thì bác sĩ cần xem xét mức độ tổn thương có thể tự hồi phục hay không. Trong trường hợp cần thiết sẽ phải can thiệp các biện pháp tiểu phẫu như trên là ghép mô nướu, ghép xương răng.
Xem thêm: [Giải đáp] Tụt lợi chảy máu chân răng phải làm sao?
Cách chữa tụt lợi bằng mật ong đơn giản, hiệu quả không ngờ
Bên cạnh đó, bạn không chỉ cần quan tâm đến việc “bị tụt lợi có chữa được không?” mà còn phải tạo cho mình thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách. Lưu ý đến việc chải răng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hiệu quả, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
Đồng thời, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có),tránh trường hợp bệnh lý tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa