Mất răng không chỉ gây ảnh hưởng về thẩm mỹ và còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của người bệnh, lâu ngày có thể làm tiêu xương tụt lợi. Vì vậy, trồng răng là rất cần thiết nếu bạn không muốn xảy ra tình trạng này. Dưới đây là 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay mà các nha khoa đang áp dụng.
1. Trồng răng Implant
Răng Implant có cấu trúc giống với răng thật gồm trụ Implant (chân răng), abutment (cùi răng) và mão răng (thân răng). Trụ Implant được gắn trực tiếp vào xương hàm, tích hợp với xương thành một thể vững chắc giúp cố định thân răng sứ. Bác sĩ sẽ sử dụng khớp nối Abutment để gắn kết mão răng với trụ, nhờ đó răng implant được cố định trên khung hàm.
Ưu điểm:
- Phương pháp này khắc phục được mọi tình trạng mất răng, kể cả mất răng toàn hàm.
- Nhờ có trụ tích hợp với xương hàm thay thế chân răng nên sẽ tránh được tình trạng tiêu xương và tụt lợi.
- Thân răng sứ có màu sắc, hình dáng giống với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Trồng răng Implant phục hồi chức năng ăn nhai hiệu quả và vệ sinh răng miệng dễ dàng.
- Tuổi thọ răng Implant cao hơn phương pháp khác, có trường hợp lên đến trọn đời.
- Răng Implant được trồng trực tiếp vào vị trí mất răng mà không cần mài các răng bên cạnh.
Nhược điểm:
- Là phương pháp trồng răng hiện đại nhất nên có giá thành cao hơn các kỹ thuật trồng răng khác, trung bình giá tiền cấy Implant sẽ dao động khoảng 15 – 35 triệu đồng 1 chiếc.
- Thời gian hoàn tất một ca trồng răng trung bình từ 4 – 6 tháng
- Với trường hợp răng mất lâu năm, bạn phải ghép xương răng mới có thể cấy ghép Implant.
- Người dưới 16 tuổi không thể trồng răng Implant do xương hàm chưa phát triển hoàn thiện nên khó đặt cố định trụ Implant.
- Không cấy ghép Implant khi bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, huyết áp, các căn bệnh mãn tính khác.
2. Phương pháp trồng răng sứ – cầu răng sứ
Kỹ thuật trồng răng sử dụng cầu răng sứ gồm ít nhất 3 răng để đặt vào khoảng trống mất răng. Khi đó, 2 răng thật bên cạnh răng mất phải mài cùi để gắn mão răng sứ lên, trở thành trụ để giữ vững răng sứ ở giữa. Răng sứ được thiết kế phù hợp với vị trí mất răng và có màu sắc giống với răng thật.
Ưu điểm:
- Quy trình trồng răng tương đối nhanh khoảng 2 – 3 ngày là đã hoàn tất phục hình.
- Răng sứ đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao.
- Chi phí trồng răng sứ khá thấp, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nhược điểm:
- Chỉ hiệu quả trong trường hợp mất ít răng.
- Phục hình thân răng sứ nhưng không tái tạo chân răng nên tình trạng tiêu xương tụt lợi vẫn xảy ra.
- Trồng răng sứ phải can thiệp vào cấu trúc răng thật hai bên làm tăng nguy cơ mất thêm răng.
- Thời gian sử dụng từ 7 – 10 năm, càng về lâu mão răng sứ càng yếu có thể gây gãy cầu răng sứ.
- Răng sứ nếu không vệ sinh kỹ lượng các thức ăn có thể mắc vào gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…
Xem thêm: Trồng răng giả có đau không?
3. Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này thường được sử dụng ở người mất nhiều răng và mất răng toàn hàm. Hàm giả tháo lắp gồm 3 bộ phận là nướu lợi giả, răng giả và bộ phận khung. Hai đầu khung là 2 khuôn tròn hở có thể bám vào mặt ăn nhai của răng, nhờ đó hàm tháo lắp không bị di chuyển, rụng ra khi ăn uống.
Ưu điểm:
- Do có nướu lợi giả giúp nâng cơ môi và má nên hạn chế được tình trạng hóp má gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
- Là phương pháp trồng răng có giá thành thấp nhất.
Nhược điểm:
- Không khắc phục được các trường hợp mất 1, 2 răng.
- Hàm giả nên không tránh khỏi việc tiêu xương tụt lợi ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Thời gian sử dụng rất ngắn chỉ từ 3 – 5 năm do thường xuyên tháo ra lắp vào khiến hàm bị lỏng lẻo. Nếu sử dụng hàm không khít nướu sẽ tạo điều kiện cho thức ăn bám vào, vi khuẩn phát triển gây ra hôi miệng và nhiều bệnh lý khác.
- Không đảm bảo được chức năng ăn nhai, thường sẽ phải hạn chế những thức ăn dai cứng.
- Phải tháo lắp và vệ sinh hàm thường xuyên gây bất tiện cho người dùng.
Với 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay, hy vọng bạn đã có lựa chọn tốt nhất cho mình. Nếu bạn có thắc mắc gì hoặc băn khoăn trồng răng loại nào tốt, phù hợp với bản thân thì hãy liên hệ 𝟎𝟗𝟔𝟑 𝟑𝟑𝟑 𝟖𝟒𝟒 để được bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm ở Nha khoa Trẻ tư vấn nhé!