NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Cẩm nang
  • Hướng dẫn vệ sinh cầu răng sứ đúng cách giúp răng bền đẹp lâu dài

Hướng dẫn vệ sinh cầu răng sứ đúng cách giúp răng bền đẹp lâu dài

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 23/05/2023 - Cập nhật lần cuối: 30/12/2024

Sau phục hình bạn cần vệ sinh cầu răng sứ sạch sẽ để kéo dài tuổi thọ cho răng, đồng thời bảo vệ răng miệng tránh khỏi các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.

Vệ sinh cầu răng sứ tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Sau phục hình bạn cần đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ để kéo dài tuổi thọ cho răng sứ, đồng thời bảo vệ răng miệng tránh khỏi các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu. Dưới đây bác sĩ Nha khoa Trẻ sẽ hướng dẫn vệ sinh cầu răng sứ đúng chuẩn giúp răng bạn bền đẹp lâu dài.

Hướng dẫn vệ sinh cầu răng sứ đúng cách giúp răng bền đẹp lâu dài

1. Hướng dẫn vệ sinh cầu răng sứ đúng cách

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng mất một hoặc một vài chiếc liền kề nhau. Dải cầu răng sứ gồm tối thiểu 2 mão sứ sẽ được gắn cố định trên răng thật đã được mài cùi, đảm bảo độ vừa vặn để không làm kênh cộm mão sứ.

Khi vệ sinh cầu răng sứ chúng ta cũng sẽ thực hiện các bước như vệ sinh răng miệng thông thường, nhưng cần thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn.

Bước 1: Chải răng đúng cách

Bước cơ bản nhất trong việc vệ sinh cầu răng sứ là chải răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi chải răng cần chú ý đến thời gian và lực tác động lên răng, nếu chải răng quá nhanh sẽ không thể làm sạch được hoàn toàn mảng bám. Nhưng nếu chải răng quá lâu hoặc với lực mạnh thì có thể làm mòn men răng thật và làm hỏng cầu răng sứ.

Khi chải răng thì đừng quên chải cả lưỡi của bạn bởi đây cũng là vị trí có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho răng nướu.

Nên chải răng tối thiểu 2 lần/ngày

Bước 2: Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Thay vì dùng tăm xỉa răng để lấy vụn thức ăn ở kẽ răng thì chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa mua ở các quầy thuốc. Việc này không chỉ giúp vệ sinh cầu răng sứ hiệu quả hơn mà còn tránh được tình trạng cầu răng lung lay do xỉa răng quá mạnh.

Bước 3: Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng

Bạn nên súc miệng ngày 2 lần với nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để giúp làm sạch vi khuẩn nhanh chóng hơn, tránh được tình trạng trồng răng bị hôi miệng. Sau khi súc miệng thì bạn nhớ súc miệng lại với nước lọc nhé!

Súc miệng với nước diệt khuẩn để vệ sinh răng miệng hiệu quả

Một số lưu ý khi vệ sinh cầu răng sứ:

  • Lựa chọn loại bàn chải lông mềm, kích thước đầu bàn chải nhỏ vừa đủ để chải đều các vị trí trên cung hàm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng chà xát làm tổn thương nướu lợi và tránh tác động mạnh vào cầu răng sứ.
  • Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần khi lông bàn chải đã bị tưa, khi đó bàn chải đã bị giảm hiệu quả làm sạch răng và có thể bị tồn đọng vi khuẩn.
  • Nên sử dụng thêm bàn chải kẽ để làm sạch vùng kẽ răng làm trụ cầu hiệu quả hơn.
  • Không nên chải răng ngay sau khi ăn vì axit trong thực phẩm đã làm mềm men răng, việc đánh răng lúc này sẽ làm tổn thương men răng và khiến răng bị suy yếu.

2. Nên chăm sóc răng miệng sau phục hình như thế nào?

Bên cạnh việc vệ sinh cầu răng sứ thì bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hay chăm sóc răng miệng thường ngày để bảo vệ những chiếc răng thật cũng như giúp tăng tuổi thọ cầu răng sứ.

2.1 Chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế ăn các thực phẩm cứng hoặc dai, các thực phẩm cần lực ăn nhai lớn vì chúng sẽ khiến cầu răng sứ dễ sứt mẻ, bung tuột hơn.
  • Các thức ăn quá nóng, quá lạnh như kem, nước đá, nước nóng,… có thể gây kích ứng răng đã bọc sứ, do đó bạn cũng nên tránh các loại thức ăn này.
  • Tránh sử dụng đồ ăn hay đồ uống sẫm màu như cà phê, trà, nước có gas,… để răng sứ không bị đổi màu, ố vàng.
Sau khi làm cầu răng sứ nên hạn chế ăn đồ lạnh

2.2 Từ bỏ một số thói quen xấu

  • Nếu có tật xấu nghiến răng vào ban đêm thì cần chú ý khắc phục, có thể sử dụng hàm bảo vệ để không làm tổn thương răng thật và cầu răng sứ.
  • Không nên cắn móng tay hay dùng răng để mở nắp chai.

2.3 Khám răng định kỳ

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ góp phần quan trọng giúp răng sứ bền lâu hơn. Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ổn định của cầu răng sứ, nếu có sai lệch thì sẽ được điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, lấy cao răng cũng nên thực hiện định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng, vệ sinh cầu răng sứ tốt hơn, hạn chế vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Lấy cao răng định kỳ để làm sạch mảng bám và vi khuẩn

Vệ sinh cầu răng sứ chỉ là yêu cầu tối thiểu mà bạn cần thực hiện nếu muốn sử dụng cầu răng sứ lâu dài. Hãy chủ động kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học và thói quen thăm khám răng miệng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, từ đó khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe cơ thể được đảm bảo.

Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ

Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube