Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm thay vì nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển. Để hiểu thêm về các trường hợp nong hàm khi niềng răng, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!
Nội dung bài viết
1. Nong hàm như thế nào?
Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ để nong rộng khung hàm, đẩy từ từ các răng cách xa nhau. Khi đó vòm miệng sẽ bắt đầu hình thành xương mới và giúp hàm dần mở rộng ra. Thông thường, thời gian nong hàm sẽ mất khoảng 1 – 3 tháng.
Nong hàm khi niềng răng sẽ giúp nới rộng diện tích vòm miệng để các răng có vị trí dịch chuyển tốt và được sắp xếp thuận lợi, giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác nhau để tạo chỗ trống do cấu trúc khung hàm của mỗi người là khác nhau, có thể sẽ nhổ răng thay vì nong hàm. Vì vậy, để xác định được trường hợp của bạn nên nong hàm hay nhổ răng thì bác sĩ cần tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng thực tế của bạn.
2. Những trường hợp phải nong hàm khi niềng răng
Vòng hàm quá hẹp
Nếu vòm hàm quá hẹp sẽ được chỉ định nong hàm khi niềng răng. Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên thăm khám trực tiếp và kết quả chụp CT hàm răng của bạn. Không có một thông số cụ thể nào để xác định vòm hàm có hẹp hay không, mà phải thông qua sự tương quan giữa vòm hàm và cấu trúc tổng thể của cả khuôn mặt.
Cụ thể trong trường hợp khoảng cách từ mũi lên đến trán rộng, nhưng miệng lại quá nhỏ sẽ dẫn đến sự mất cân đối trên khuôn mặt. Vì vậy, cần kết hợp nong hàm khi niềng răng để làm cân đối khuôn mặt, tạo vị trí dịch chuyển các răng mà không phải nhổ bất cứ răng nào.
Vòm hàm không đủ chỗ để cho răng sắp xếp
Trong trường hợp này, vòm hàm có 28 – 32 chiếc răng nhưng không đủ chỗ để sắp xếp cho hàm răng đều đẹp. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải nong hàm hoặc nhổ răng để tạo khoảng trống vừa đủ cho răng dịch chuyển đúng vị trí.
Nong hàm sẽ được chỉ định trong trường hợp tỷ lệ nong hàm nhỏ, tránh nong hàm quá nhiều để không phá vỡ cấu trúc hài hòa của khuôn mặt. Nhiều trường hợp phải kết hợp nong hàm với nhổ răng, hoặc chỉ nhổ răng mà không nong rộng hàm khi niềng răng.
Hàm bị lệch, méo
Hai bên hàm méo mó là trường hợp phức tạp nhất khi nong hàm. Đây là trường hợp khớp cắn lệch lạc khi vòm hàm không cân đối, một bên hàm bị lệch so với bên còn lại. Khi đó, bác sĩ cần dùng lực nong rộng một bên hàm tương xứng với bên còn lại, nhờ đó tỉ lệ khuôn mặt sẽ cân đối hơn.
Nong hàm khi niềng răng là kỹ thuật tác động đến xương hàm. Vì vậy, để xác định trường hợp nong hàm, bác sĩ sẽ phải thăm khám, chụp phim toàn cảnh. Dựa vào đó mới có thể đưa ra được kết luận có nên nong hàm hay không.
3. Kỹ thuật nong hàm ở nha Khoa Trẻ
Để nong hàm hiệu quả và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, Nha khoa Trẻ sử dụng kỹ thuật nong xương ổ răng. Khi nong hàm bằng phương này, bệnh nhân sẽ tránh được việc tách răng cửa gây mất thẩm mỹ mà vẫn dịch chuyển được toàn khớp ổ răng. Nhờ đó, răng dịch chuyển và sắp xếp dễ dàng, mang lại hiệu quả cao hơn mà không phải làm tiểu phẫu nhổ răng.
Xem thêm: Đeo nong hàm trong bao lâu?
Tạo khoảng trống để niềng răng: Tác dụng và cách thực hiện
Nha khoa Trẻ là phòng khám nha khoa uy tín Hà Nội, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chỉnh nha sẽ giúp bạn nong hàm kết hợp với niềng răng một cách an toàn và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963 333 844 để được tư vấn cụ thể về trường hợp của bạn nhé!