Mini Implant là gì? Khi nào nên dùng? Giá bao nhiêu?
Thay vì sử dụng trụ Implant như thông thường thì một số trường hợp có thể phải sử dụng mini Implant để trồng răng hiệu quả, kết quả lâu bền hơn.
Thay vì sử dụng Implant như thông thường thì một số trường hợp có thể phải sử dụng mini Implant để phục hình hiệu quả hơn. Vậy mini Implant là gì? Trường hợp nào sử dụng? Giá bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mini Implant là gì?
Mini Implant cũng là một dạng Implant sử dụng để phục hình răng mất như Implant thông thường. Nhưng nó sẽ có kích thước nhỏ hơn, thiết kế hình dáng tương tự như một chiếc định vít làm bằng Titanium nguyên chất.
Trong những trường hợp không thể cấy ghép Implant thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định làm mini Implant. Trụ Implant này sẽ dễ dàng cấy ghép vào những vị trí hẹp, thay thế cho những chiếc răng không đảm nhiệm quá nhiều lực ăn nhai.
Cấu tạo của mini Implant tương tự như Implant thường và được xem là bản thu nhỏ của chúng. Các bộ phận cấu thành bao gồm trụ Implant, abutment và mão răng sứ. Kích thước của một mini Implant nhỏ với đường kính khoảng 2 – 3mm, chiều dài khoảng 8-12mm.
2. Mini Implant khác gì so với Implant thông thường?
Để thấy rõ được sự khác biệt giữa mini Implant với Implant thông thường thì chúng ta cần xem xét đến các tiêu chí sau:
Về kích thước
Nếu so sánh với Implant thông thường thì kích thước của mini Implant chỉ bằng ½. Trụ Implant truyền thống có kích thước lớn với đường kính 3,4 – 5,8 mm, trong khi đó mini Implant có đường kính 2-3mm và độ dài là 8-12mm.
Về chi phí
Chi phí chế tạo trụ Implant mini sẽ nhỏ hơn Implant thông thường bởi nó có kích thước nhỏ hơn. Do đó, giá thành khi mang tới cho khách hàng cũng sẽ nhỏ hơn.
Về thời gian lành thương
Với kích thước nhỏ thì mini Implant sẽ giúp kỹ thuật cấy ghép thực hiện đơn giản hơn. Khi đó, thời gian lành thương cũng sẽ nhanh hơn so với các loại trụ Implant kích thước lớn.
Về chức năng ăn nhai
Do trụ Implant có kích thước nhỏ nên khả năng chịu lực nhai kém hơn trụ Implant thông thường. Vậy nên, khi cấy ghép Mini Implant bạn cần hạn chế các loại thực phẩm cứng, dai,… để bảo tồn răng tốt hơn.
Vị trí cấy ghép Implant
Vì Mini Implant chịu lực kém hơn Implant thông thường nên loại trụ này thường được sử dụng để phục hình răng cửa. Còn Implant lớn với khả năng ăn nhai tốt hơn thì có thể sử dụng để phục hình ở mọi vị trí mất răng.
Không yêu cầu ghép xương:
Trường hợp mất răng lâu năm đã dẫn đến tiêu xương hàm thì thường sẽ phải ghép xương răng để đảm bảo đủ điều kiện để trồng răng Implant an toàn (Implant thông thường). Nhưng đa số các ca cắm trụ Implant bé sẽ không yêu cầu ghép thêm xương răng.
Quá trình trồng răng Implant:
Khi thực hiện cấy ghép Implant mini bác sĩ sẽ chỉ cần thực hiện gây tê, đặt trụ vào xương hàm và lắp luôn răng giả lên trên. Khác với Implant truyền thống là phải đợi từ 1 – 3 tháng để trụ Implant tích hợp với xương hàm.
3. Khi nào cần sử dụng mini Implant?
Để xác định nên sử dụng mini Implant hay Implant truyền thống sẽ cần phải xem xét dựa trên tình trạng răng miệng thực tế của từng người. Các trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định cấy ghép Implant mini để đạt kết quả phục hình tốt hơn.
- Cấu trúc xương hàm hẹp: Nếu khoảng cách mất răng quá hẹp khiến trụ Implant truyền thống khó đặt vừa thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng Implant mini. Trường hợp này thường gặp ở vị trí răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm.
- Mật độ xương hàm thấp: Những người bị tiêu xương hàm nhiều thì có thể dùng kỹ thuật cấy ghép Implant nhỏ để tránh thời gian ghép thêm xương hàm.
- Cố định hàm giả tháo lắp: Khi sử dụng hàm tháo lắp thường sẽ bị lỏng lẻo, dễ rơi ra ngoài khi ăn uống và nói riêng. Việc sử dụng mini Implant cắm vào xương hàm có nhiệm vụ neo giữ hàm tháo lắp giúp giữ vững hàm giả trên cung răng.
4. Ưu nhược điểm của mini Implant
4.1 Ưu điểm khi trồng Implant mini
Trồng mini Implant được chỉ định thay thế cho một số trường hợp phục hình răng không thể cấy ghép bằng Implant thông thường. Bởi sự khác biệt về kích thước nên mini Implant mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hình.
- Phẫu thuật cắm trụ Implant đơn giản, nhanh chóng và ít xâm lấn với tốc độ lành thương nhanh chóng.
- Thích hợp với cả những người có mật độ xương hàm kém không thể cấy ghép Implant truyền thống.
- Phục hình răng giả ngay sau khi cấy ghép Implant và có thể dễ dàng ăn uống ngay sau khi trồng răng.
- Chi phí cấy ghép mini Implant thấp hơn Implant truyền thống, vì vậy phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.
4.2 Nhược điểm của Mini Implant
- Lực ăn nhai của mini Implant sẽ kém hơn Implant truyền thống, vậy nên không thể sử dụng trong trường hợp phục hình răng hàm.
- Khi ăn uống sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định, cần tránh ăn nhai quá mạnh làm va chạm với xương hàm tăng nguy cơ hỏng trụ Implant.
Với những đặc điểm ở trên thì có thể nhận thấy Implant truyền thống vẫn là phương pháp được ưu tiên thực hiện để đảm bảo tốt các chức năng ăn nhai quan trọng. Vậy nên nếu bạn đang băn khoăn trường hợp của mình trồng răng Implant với kỹ thuật nào thì tốt nhất nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám và tư vấn.
5. Trồng mini Implant giá bao nhiêu tiền?
Chi phí trồng mini Implant là bao nhiêu sẽ được xác định dựa trên chất lượng trụ răng và mão răng sứ mà bạn sử dụng. Để lựa chọn được loại trụ Implant thích hợp với tình trạng răng thì trước tiến khách hàng nên nghe tư vấn từ bác sĩ nha khoa. Trước đó bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang 3D để đánh giá trực tiếp tình trạng răng miệng cũng như đưa ra được phương án điều trị tối ưu.
Với trụ mini Implant thì mức chi phí phải chi trả sẽ thấp hơn khá nhiều so với trụ Implant thông thường (trụ Implant Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Mỹ…). Mini Implant dao động khoảng 10 triệu đồng/trụ răng.
Còn đối với các loại trụ Implant thông thường thì mức giá của từng loại như sau:
- Trụ Implant Osstem: 14 – 17 triệu đồng
- Trụ Hiossen Mỹ: 15 triệu đồng
- Trụ Implant Dentium Mỹ: 15 triệu đồng
- Trụ Implant SIC Đức: 25 triệu đồng
- Trụ Implant Straumann Thụy Sĩ: 35 – 55 triệu đồng
Trồng răng Implant nói chung và trồng mini Implant nói riêng đều là kỹ thuật nha khoa khó và phức tạp. Vậy nên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trồng răng tốt nhất thì bạn cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ cần có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và ứng dụng thiết bị hiện đại trong điều trị để trồng răng đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về phương pháp mini Implant, phục hình răng trong một số trường hợp đặc biệt. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn nữa xoay quanh vấn đề này thì có thể liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng.
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa