NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trẻ bị khớp cắn ngược là như thế nào? Cách điều trị khớp cắn ngược?

Trẻ bị khớp cắn ngược nếu được can thiệp chỉnh hình răng miệng sớm trước khi răng vĩnh viễn mọc lên toàn bộ sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao, kết quả được duy trì ổn định và lâu dài. Nếu trẻ bị khớp cắn ngược đã qua giai đoạn tăng trưởng của xương hàm thì kế hoạch điều trị sẽ lâu dài và phức tạp hơn. 

Độ tuổi vàng để can thiệp lên tăng trưởng của xương ở trẻ bị khớp cắn ngược là khoảng từ 4 đến 9 tuổi. Vì vậy, khi ba mẹ phát hiện trẻ có các biểu hiện khớp cắn ngược cần đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị sớm. Dưới đây là những chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng về vấn đề này để ba mẹ tham khảo.

1. Biểu hiện khớp cắn ngược ở trẻ em

Ba mẹ biết không khớp cắn ngược hay còn được gọi là móm, đây là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, không những gây suy giảm chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt của trẻ.

Một vài biểu hiện của khớp cắn ngược mà ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy:

  • Răng cửa hàm dưới của con phủ ngoài răng cửa hàm trên hoặc hàm trên thì lại nằm lùi so với hàm dưới.
  • Khi trẻ cười, sẽ không lộ hoặc lộ rất ít răng cửa hàm trên và chỉ nhìn thấy răng hàm dưới.
  • Khớp cắn ngược càng nặng thì khoảng cách giữa răng cửa và răng nanh càng xa.
  • Trán, mũi, cằm không cân đối: Khi nhìn nghiêng có thể thấy cằm bị nhô ra trước, môi trên bị thụt lùi ra sau làm cho khuôn mặt trông như bị gãy hoặc bị lõm. Trẻ bị móm thường có kiểu khuôn mặt dài.

Trẻ bị khớp cắn ngược có thể do xương hoặc do răng hoặc kết hợp do xương và răng. Nếu ba mẹ phát hiện bé có khớp cắn ngược thì nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn can thiệp chỉnh nha sớm.

Trẻ bị khớp cắn ngược nên được chỉnh nha sớm

Niềng răng ở trẻ khắc phục khớp cắn ngược từ sớm

2. Trẻ bị khớp cắn ngược do nguyên nhân nào?

Trẻ bị khớp cắn ngược được chẩn đoán là bị sai khớp cắn hạng III. Sai khớp cắn hạng III có thể do 6 nhóm nguyên nhân:

  • Nguyên nhân tiên phát (khớp cắn ngược do cấu trúc xương hàm từ khi trẻ được sinh ra):
    • Do di truyền: Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị móm do di truyền từ thế hệ trước chiếm hơn 90%. Trẻ bị móm do kém phát triển xương hàm trên hoăc/ và quá triển xương hàm dưới.
    • Dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng làm xương hàm trên kém phát triển. 
  • Nguyên nhân thứ phát (yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm):
    • Mọc thiếu răng do đó làm giảm chiều dài cung răng hàm trên.
    • Chậm mọc răng cửa vĩnh viễn làm mất điểm chặn răng cửa khiến hàm dưới dễ trượt ra trước gây cắn chéo răng trước (hạng III giả).
    • Không có tiếp xúc răng sau do mất răng cối sữa hàm dưới sớm làm cho hàm dưới trượt ra trước.
    • Có cản trở khớp cắn làm hàm dưới trượt ra trước hoặc thói quen đưa hàm dưới ra trước khi cắn. 
    • Thiếu tăng trưởng theo chiều đứng tạo ra khoảng hở liên hàm làm cho hàm dưới phải xoay và trượt ra trước tạo khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ. 
  • Nhiều nguyên nhân đến từ những bé hay khóc, dần hình thành thói quen đưa hàm dưới ra trước dẫn đến khớp cắn bị ngược. 
  • Nguyên nhân nội tiết: Bệnh cường chức năng tuyến yên có nguy cơ làm xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc bệnh u tuyến yên ưa Eosin, chứng to cực ở người trưởng thành cũng ảnh hưởng đến sự hình thành khớp cắn ngược. 
  • Nguyên nhân do khớp: Lỏng lẻo dây chằng khớp thái dương hàm khiến hàm dưới dễ trượt ra trước hơn. 
  • Nguyên nhân do cơ và chức năng: Do mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi hoặc cường hoạt động cơ đưa hàm dưới ra trước (cơ chân bướm ngoài) cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sai khớp cắn hạng III ở trẻ. 
Trẻ bị khớp cắn ngược trên hình ảnh xquang

Hình ảnh chụp Xquang của khớp cắn ngược

3. Khớp cắn ngược ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Khớp cắn ngược ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ, tình trạng này ngày càng trở nên nặng nề hơn khi trẻ lớn lên.

  • Khớp cắn ngược khiến cho hàm của trẻ bị sai lệch, cắn không khít và ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, đây là một trong những lý do khiến trẻ chán ăn.
  • Khi hai hàm cắn không khít sẽ hạn chế khả năng nghiền nát thức ăn, ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Lâu dần ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động của trẻ.
  • Khớp cắn ngược ở trẻ dẫn dẫn tới rối loạn chuyển động của xương hàm dưới, chuyển động của khớp thái dương hàm do phân bố lực tác động vào răng và xương hàm không đều và có thể gây ra bệnh lý về khớp thái dương hàm nếu không được điều trị sớm.
  • Ngoài ra, khớp cắn ngược ở răng sữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng cao sẽ dẫn đến khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ càng lớn, khớp cắn ngược càng thấy rõ do xương hàm rộng dần, khiến cho khuôn mặt của trẻ bị mất cân đối, thường thấy nhất là gương mặt lõm.
  • Khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng tới phát âm của trẻ: Trẻ bị khớp cắn ngược lâu dài có thể phát âm không rõ hoặc dễ mắc các tật như nói ngọng, nói lắp, ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ.

Móm có thể gặp từ rất nhỏ, ở hàm răng sữa và nếu không được điều trị sẽ tiếp tục nặng lên, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai, thẩm mỹ và tâm lý của bé. Khớp cắn ngược không được điều trị sớm sẽ gây nhiều khó khăn cho điều trị say này.

4. Khớp cắn ngược ở trẻ điều trị như thế nào?

Điều trị khớp cắn ngược cho trẻ là điều trị theo nguyên nhân. Nếu trẻ bị cắn ngược do xương thì bác sĩ sẽ tập trung điều chỉnh xương và giai đoạn vàng để chỉnh xương hàm là từ 7 đến 9 tuổi. Trước khi lập kế hoạch điều trị, bác sĩ cần phim chụp X Quang ngoài mặt của trẻ để phân tích xem trẻ còn tăng trưởng xương hay không. 

Nguyên nhân 

Trẻ đang trong tuổi tăng trưởng xương (trước 9 tuổi)

Trẻ kết thúc độ tuổi tăng trưởng xương (thường sau 9 tuổi)

Xương hàm trên kém phát triển.

 

Can thiệp kích thích tăng trưởng xương hàm trên ra trước bằng khí cụ Face mask. Phối hợp với ốc nong nhanh để nong rộng hàm trên nếu hàm trên bị hẹp. 

Can thiệp nắn chỉnh răng bằng khí cụ cố định như mắc cài: có thể nhổ bớt răng để đưa hai hàm về khớp cắn chuẩn. 

Trong trường hợp bị sai lệch nhiều không thể bù trừ bằng điều chỉnh răng cần phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên. 

Xương hàm dưới quá phát triển

Can thiệp ức chế sự tăng trưởng của xương hàm dưới bằng cách đeo khí cụ Twinblock ngược (tháo lắp và có thể cố định). Hàm được thiết kế 2 miếng block tạo với nhau một góc 60-70 độ, khi con  cắn lại sẽ khiến hàm dưới được đẩy ra sau và đưa hàm trên ra trước.

Can thiệp nắn chỉnh răng bằng khí cụ cố định như mắc cài: có thể nhổ bớt răng để đưa hai hàm về khớp cắn chuẩn. 

Trong trường hợp bị sai lệch nhiều không thể bù trừ bằng điều chỉnh răng cần phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới. 

Điểm cản trở gây trượt hàm dưới ra trước 

Xác định điểm cản trở và mài điều chỉnh đồng thời loại bỏ thói quen xấu làm bé trượt hàm dưới ra trước. 

Có thể sử dụng khí cụ nong hàm nếu hàm trên bị hẹp như khí cụ Quad Helix, khí cụ có ốc nới rộng,… 

Xác định điểm cản trở và mài điều chỉnh đồng thời loại bỏ thói quen xấu làm bé trượt hàm dưới ra trước. 

Niềng răng mắc cài để điều chỉnh khớp cắn. 

Tóm lại, khớp cắn ngược ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ. Khi bé càng lớn thì tình trạng cắn ngược càng nghiêm trọng, điều này là một thách thức đối với bác sĩ chỉnh nha. Khi bé bị khớp cắn ngược điều trị sớm sẽ đạt hiệu quả cao hơn đồng thời giảm độ phức tạp khi can thiệp ở tuổi trưởng thành.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website